Cây lựu được biết đến là loại cây ăn quả được nhiều người yêu thích chúng còn được chậu làm cây lựu bon sai, cây cảnh đẹp trang trí văn phòng, trang trí không gian nhà… ngoài ra các bộ phận của cây còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Thông tin về cây lựu
- Tên thường gọi: Cây Lựu, cây Thạch Lựu, Cây An Thạch Lựu, cây thừu lựu
- Tên khoa học: Punica granatum
- Tên tiếng anh: Pomegranate
- Họ thực vật: Punicaceae (Họ lựu)
- Nguồn gốc xuất xứ: Ba Tư đến Ấn Độ, sau này trồng rộng rãi ở Đông Nam Á, Mỹ, Gruzia, Iran…
Một số hình ảnh cây lựu đẹp
Cây lựu có đặc điểm gì?
Cây lựu là loại cây ăn quả, thuộc dạng thân cây gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ 5 đến 8m. Thân cây già màu xám và có tiết diện tròn, thân non màu xám hơi đỏ, tiết diện vuông gồm có 4 cánh. Thân có ít gai và ngọn cành thường biến đổi thành gai. Đây là một loài cây lâu năm, phân cành nhánh từ gốc thành bụi dày. Cành non thường vươn dài, lá xanh bóng mượt mọc đối xứng.
Lá cây lựu thuộc dạng lá đơn, mọc đối, mép nguyên hình và thuôn dài hơi uốn lượn, ngọn lá nhọn, gốc lá hình chót buồm, có cuống khá ngắn, hai mặt lá nhẵn màu xanh, mặt trên bóng hơn mặt dưới. Gân lá có hình lông chim, gân chính nổi rõ mặt dưới có màu đỏ. Cuống lá cũng có màu đỏ, hình lòng máng có cánh ở 2 bên, dài khoảng 0,5 đến 0,7cm. Cây lựu không có lá kèm.
Hoa lựu có thể mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm xim 3 đến 4 cái ở ngọn cành hay ngay nách lá. Hoa to có 5 đến 6 cánh màu đỏ tươi hoặc màu đỏ tía, đều nhau, 5 đến 6 lá đài hợp ở gốc, rất nhiều nhị bầu và nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau. Cây lựu ra hoa vào tháng mấy? Hoa thuộc dạng lưỡng tính và chỉ nở vào mùa hè.
Quả mọng to có hình cầu với đường kính khoảng 8 đến 10cm, đầu quả còn 4 đến 5 lá đài tồn tại; vỏ quả dày và cứng có màu xanh loang đỏ, khi chín quả chuyển sang màu vàng hoặc đỏ tía. Trong quả có vách ngăn chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt hình khối đa giác, có vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng hoặc màu hồng ăn rất là ngon. Cách ăn lựu thường ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước.
Cây lựu có mấy loại?
Hiện nay trên thế giới có 3 loại lựu cơ bản gồm: cây lựu hạnh, cây lựu đỏ và cây lựu nhật bonsai.
Cây lựu hạnh: là loại lựu không có trái nhưng có hoa tuyệt đẹp. Mỗi bông hoa kết lại từ nhiều lớp cánh, tạo thành một khối hoa xinh xắn. Hoa tươi lâu từ có thể từ 15 đến 20 ngày thì mới tàn. Cây hoa Lựu hạnh có tất thảy 4 màu: màu trắng, màu hồng, màu đỏ cam sọc trắng và màu đỏ cam rực rỡ.
Cây lựu đỏ: hiện nay gồm có lựu đỏ Ấn Độ, lựu đỏ Việt Nam và lựu lê Thái Lan
- Lựu đỏ Ấn Độ: thường khi trưởng thành cao khoảng 2m phù hợp trang trí không gian nhỏ, trồng khoảng 1 năm có thể cho trái. Cây rất sai hoa, cho năng suất cao, tỷ lệ đậu quả có phần nhỉnh hơn các loại khác. Quả lựu ruột đỏ hơi cam, thơm ngọt và mọng nước.
- Lựu đỏ Việt Nam: đây là giống lựu lâu đời ở nước ta, hay còn gọi là cây lựu trắng truyền thống. Mổ số nơi gọi là bạch lựu. Loại này có hoa màu đỏ hơi cam, vỏ trái màu ửng vàng hơi hồng nhẹ. Hạt màu đỏ và thân có gai nhiều.
- Lựu lê Thái Lan: loại lựu này có vỏ và hạt bên trong quả lựu đều màu đỏ. Kích thước quả nhỏ hơn quả lựu trắng truyền thống nhưng ưu điểm là sau quả hơn.
- Ngoài ra còn có một số giống lựu mới xuất hiện là cây lựu đỏ Ai Cập và cây lựu tím với chất lượng quả rất tốt và năng suất khá cao.
Lựu Nhật Bản bonsai: đây là loại lựu bonsai chỉ có thể cao tới 50cm, phù hợp để bàn, làm cảnh, tạo dáng bonsai nhỏ xinh. Không những thế, giống bonsai này vẫn siêng hoa và quả. Hoa của chúng dạng cánh đơn, lá rất nhỏ. Quả có màu trắng, khi chín ửng hồng như lựu Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay có 3 giống lựu được trồng phổ biến gồm: giống lựu trắng truyền thống, giống lựu đỏ và lựu bông (hay cây lựu hoa, cây lựu trung quốc). Tuy nhiên lựu đỏ và lựu trắng là giống cây lựu ăn quả phổ biến nhất. Mỗi giống có những đặc diểm và năng suất khác nhau, cần lưu ý phân biệt rõ các giống lựu để mua đúng loại giống cần trồng.
Cây lựu có ý nghĩa gì?
Trong phong thủy cây lựu tượng trưng cho sự kiên cường và vững chãi. Ý nghĩa của quả lựu tượng trưng cho những chiếc lồng đèn mang đến sự may mắn, tài lộc, hạnh phúc trong cuộc sống của gia chủ. Những chùm hoa lựu thì có tác dụng giúp gia chủ xua đuổi tà ma và mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con đàn cháu đống…
Ngoài ra cây lựu còn thu hút tài lộc trong những ngày đầu năm mới và tô thêm phần sức sống cho ngôi nhà của gia chủ nếu được trồng đúng vị trí
Vị trí trồng cây lựu mang đến nhiều tài lộc
Cây lựu thường được trồng trước nhà, nơi đón những tia nắng đầu tiên. Bởi vị trí này theo kinh nghiệm dân gian cũng như trong phong thủy, trước nhà là vị trí hứng tài đón lộc. Vì thế, đặt cây lựu trước nhà sẽ giúp gia chủ chiêu tài và xua đuổi điều xấu.
Công dụng của cây lựu
Đối với những cây lựu có kích thước nhỏ nhưng tuổi đời lớn thường được chọn làm cây bonsai. Thân của những loại có thân cây hấp dẫn với hình thù vặn xoắn, mộc mạc, hơn nữa hoa và quả lựu đẹp và lâu tàn…
Bên cạnh đó, cây lựu còn được trồng để lấy quả, tạo cảnh quan đẹp trong sân vườn, trồng cây lựu trên sân thượng, ban công tạo bóng mát…
Như đã biết cây lựu loài loài cây ăn quả với nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, và thể làm thuốc, đặc biệt là ở phần quả. Trái lựu trị bệnh gì? Vỏ quả được dùng để trị tiêu chảy và lị ra huyết, đau bụng giun. Thịt quả để trợ tim giúp tiêu hóa, dịch quả tươi làm mát hạ nhiệt, hạt giúp tiêu hóa, hoa dùng để chữa viêm tai đề phòng chảy mủ.
Cách trồng và chăm sóc cây lựu
Kỹ thuật trồng cây lựu trong chậu mang đến nhiều may mắn
Hiện nay, có hai cách trồng cây lựu phổ biến là trồng bằng hạt và trồng bằng phương pháp chiết cành.
Tuy nhiên nhân giống bằng cách chiết cây lựu là cách trồng cây lựu ra nhiều quả đạt hiệu quả cao hơn cũng như tiết kiệm được thời gian hơn.
Cây lựu trong phong thủy có khả năng mang đến may mắn cho gia chủ, vậy khi trồng cây lựu cần lưu ý những điều gì? Để trồng được cây lựu phong thủy mang đến may mắn thịnh vượng cần lưu lại các lưu ý sau:
- Thời điểm trồng cây: Cây lựu thích hợp trồng nhất vào đầu mùa mưa và cuối mùa thu. Lúc này, những cơn mưa đầu mùa sẽ góp phần làm cho cây sinh sôi và phát triển một cách thuận lợi hơn.
- Đất trồng cây: Nên chọn loại đất chứa nhiều phù sa hoặc nên trộn đất thịt và phân hữu cơ để giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể. Nếu trồng trong chậu, cần lưu ý trộn đất với một lượng tro trấu phù hợp để tạo lớp nền tốt cho cây.
- Nhân giống cây: Có thể nhân giống cây bằng cách sử dụng hạt của cây trồng xuống đất nhưng nhược điểm của phương pháp này là cây sẽ phát triển chậm. Phương pháp thứ 2 là sử dụng phương pháp ghép cành, đây là phương án được nhiều người lựa chọn.
- Lựa chọn chậu trồng cây: Cây lựu không kén chậu nên có thể trồng chúng trong cả chậu xi măng lẫn chậu nhựa, nhưng chú ý đó chính là chậu phải có lỗ thoát nước để cây không bị ngập úng và độ sâu của chậu tốt nhất phải từ 60cm để đủ chất dinh dưỡng cho cây. Còn nếu trồng ngoài đất thì nhớ là để ở những nơi có nắng và gió thoáng khí.
Kỹ thuật trồng cây lựu đỏ
Cây lựu có dễ trồng không ? Cách trồng lựu sai quả rất đơn giản, sau khi mua cây lựu con về, bạn cần bỏ lớp nilon và cho cây xuống hố đã đào sẵn, nhớ là đặt cây vuông góc với mặt đất để tránh sau này cây phát triển lớn sẽ bị nghiêng và đổ. Cuối cùng là tưới nước cho cây để tạo độ ẩm.
Cách chăm sóc cây lựu ra trái sum xuê
Chăm sóc cây lựu trồng chậu ra trái không tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao cũng cần biết cách chăm cây lựu đúng cách.
- Nước tưới: Cần cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây, đặc biệt là vào mùa khô và khi trái lưu đang phát triển, sắp chín.
- Cắt tỉa, tạo hình: Tỉa bớt những cành dày, yếu, cành có chứa sâu bệnh để tập trung nuôi những cành khỏe mạnh. Đây là cách phòng bệnh trên cây lựu đơn giản nhất. Ngoài ra, nếu là người yêu thích cây cảnh bạn có thể tạo hình cây lựu theo ý muốn.
- Phòng trừ cỏ dại: Thường xuyên làm cỏ và giữ cho đất luôn được thông thoáng bằng cách xới đất. Một năm nên xới đất khoảng 2-3 lần. Làm cỏ vụ xuân vào khoảng tháng 1-2, vụ thu từ tháng 8-9.
- Bón phân cho cây: Lựu là loài cây ưa nước và phân bón. Tuy nhiên, nếu trồng lựu trong chậu cảnh thì không nên bón quá nhiều phân đạm. Cây sẽ phát triển nhanh khiến bạn phải thường xuyên thay chậu mới. Giai đoạn cây đang phát triển nên bón thúc cho cây bằng các loại phân bón hữu cơ theo chu kì 15-20 ngày bón một lần. Khi cây chuẩn bị ra nụ bón phân NPK để cây cho quả to.
Một số câu hỏi liên quan về cây lựu
Cây lựu thích hợp trồng ở đâu? Cây lựu có ưa nắng không? Cây lựu thích hợp trông ở những nơi có ánh sáng mặt trời, cây có thể trồng ở sân vườn hoặc trồng chậu trang trí nội ngoại thất.
Lựu có tuổi thọ bao nhiêu? Không những dễ trồng và chăm sóc, đạt năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế mà lựu còn có tuổi thọ cao. Cây có thể sống ít nhất là 200 năm và có nhiều loại cây lựu cổ thụ với tuổi thọ trên 600 năm. Chính vì vậy, lựu cũng là một trong những loại cây cảnh được chuộng trồng phổ biến, cây càng nhiều tuổi đi đôi với giá trị càng lớn.
Cây lựu hạnh ra hoa vào tháng mấy? Hoa chủ yếu mọc trên các tược non mới. Tùy thuộc vào giống và vị trí, một quả lựu có thể nở hoa và đậu quả nhiều lần vào mùa xuân và vào mùa hè. Có thể nở từ đầu tháng 5 đến mùa thu. Hầu hết từ giữa tháng 5 đến tháng 6.
Ý nghĩa của cây lựu hạnh là gì? Ý nghĩa cây lựu hạnh theo phong thủy: người ta tin rằng khi trồng một cây lựu sẽ mang lại may mắn, nhiều tài lộc, gia đình hạnh phúc, đông con nhiều cháu. Hơn nữa Cây Lựu Kép là quốc hoa của Tây Ban Nha, mang vẻ đẹp quý phái, sang trọng và điềm lành, thịnh vượng.
Cách ghép cây lựu như thế nào?
Có nên trồng lựu trước nhà không? Lựu là loại cây có hoa và quả đều đẹp, hoa lựu màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, quả tượng trưng cho giàu có. Trồng cây lựu trước nhà theo phong thủy là điềm may mắn, với ý nghĩa cầu mong hạnh phúc, bình an, sung túc và giàu có.
Cây lựu hạnh có quả không? Lựu hạnh là loại lựu chỉ cho hoa đẹp và không có quả. Nên quả lựu hạnh hoàn toàn không có.
Gợi ý địa chỉ mua cây lựu giá rẻ tại Hà Nội
Với trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp cây và chậu cảnh, Cây Cảnh Hà Nội sẽ giúp bạn lựa chọn được cây lựu phù hợp nhất với từng không gian sân vườn nhà bạn. Sản phẩm luôn đi đầu về chất lượng, giá thành tốt và dịch vụ luôn làm hài lòng khách hàng.
Cây Cảnh Hà Nội luôn không ngừng cập nhất những giống cây mới – đẹp – lạ, những mẫu chậu đẹp, đa dạng về chủng loại cho quý khách hàng có thể thoải mái lựa chọn, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có nhu cầu tư vấn nhé, Cây Cảnh Hà Nội hân hạnh được phục vụ!
Chưa có đánh giá nào.