Cây dây leo
Cây dây leo góp phần làm đẹp và xanh mát cho không gian sống
Có thể nói cây dây leo là một trong những loại cây chiếm được nhiều sự chú ý của rất nhiều người trồng và cũng là loại cây được xem là dễ trồng và dễ chăm sóc nhất. Trên thị trường trồng trọt và cây cảnh hiện có rất nhiều loại dây leo. Dưới đây là một số thông tin về loại cây này.
Cây dây leo là gì?
Dây leo là một loại cây có thân hóa gỗ, một số loại có thân khá mềm. Các loại cây dây leo mộc trên đất và có cấu trúc bò trên thân của một trục dọc, có một số loại có thể tạo thành dàn.
Cây dây leo không phải là một nhóm cây được xếp cùng họ hàng với nhau, mà chỉ có cùng một dạng phát triển có lối sống tương tự như các loài thuộc các họ khác nhau.
Tác dụng của cây dây leo
Tùy theo nhu cầu và sở thích của gia chủ mà cây cảnh dây leo có một số tác dụng nhất định. Một số loại dây leo tùy theo tính chất có thể ra trái và các loại trái này mang lại kinh tế và đáp ứng thực phẩm cho con người như cây dưa leo, bí, bầu,… hoặc các loại dây leo có thể ăn mà không cần trái như cây thiên lý.
Một số loại cây dây leo mang lại tính thẩm mỹ như hoa hồng leo, hoa ti gôn, hoa giấy… Cây leo trồng trong nước cũng rất đẹp. Thường các loại cây cảnh hà nội này sẽ trang trí thành giàn trước cửa ngõ, ở ban công để làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Những tiêu chí đánh giá cây dây leo
Các cách đánh giá chậu cây dây leo thường dựa trên đặc điểm của loại cây này, chủ yếu là: Hoa, màu sắc hoa, mùa ra hoa, tốc độ leo, cách chăm sóc và ứng dụng của loại cây đó.
3.1. Giống hoa
- Hoa quý: là các loại hoa leo tường đẹp và độc đáo có nguồn gốc từ nước ngoài được nhiệt đới hoá ổn định với khí hậu Việt Nam.
- Hoa phổ thông: là những giống cây hoa leo có nguồn gốc tại đất nước Việt Nam ta, được lưu truyền qua nhiều đời và được trồng khá nhiều và phổ biến từ nông thôn tới thành thị. Chúng dễ tìm, giá cả phải chăng và sức sống cũng khoẻ hơn rất nhiều.
3.2. Mùa ra hoa
Đây là đặc điểm được nhiều người yêu hoa chú ý nhất. Có những loài cây leo, các loại cây leo tường chỉ cho hoa, cho quả 1 vài tháng trong năm nhưng có những loài cây dây leo lại có khả năng cho hoa quanh năm.
3.3. Tốc độ leo
Chính là tốc độ phát triển và che phủ nhanh hay chậm của một cây hoa dây leo. Điều này rất quan trọng nếu bạn đang cần gấp một giàn cây leo cao hay leo thấp để che mát ngôi nhà hay sân vườn của mình.
3.4. Chăm sóc
- Loại chăm sóc dễ: cây dây leo chịu nắng tốt là cây không cần chăm sóc quá nhiều, cây dễ sống và khỏe mạnh.
- Loại chăm sóc bình thường: Cần chăm sóc một chút (bón phân, tưới nước để cây phát triển tốt hơn), cây dễ sống.
- Loại cần cẩn thận: Cần chú ý chăm sóc, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh… Nếu không chăm cẩn thận cây sẽ phát triển chậm, không ra hoa hay chết.
3.5. Ứng dụng
Một số loại dây leo có thể mang lại những nhu yếu phẩm cần thiết cho con người, một số loại khác lại mang giá trị cao về mặt thẩm mỹ. Với những loại cây bám tường bạn có thể làm giàn cho chúng leo, cho leo bờ tường, hàng rào, cổng vòm hoặc tạo dáng bonsai với những cây hoa leo thân gỗ với mục đích che nắng, chắn bụi, trang trí.
Ưu điểm của cây dây leo
Có thể nói cây cảnh dạng dây leo là một trong những loại cây mang lại lợi ích tuyệt vời cho người trồng, đặc biệt một số loại dây leo còn có nhiều khả năng thú vị mang lại cho người trồng những trải nghiệm tuyệt vời.
Đầu tiên, các loại dây leo có khả năng phủ xanh một bức tường cũ kĩ. Về mặt thẩm mỹ các loại cây này có thể lấp đầy những khuyết điểm trên các bức tường trong ngôi nhà của bạn, thay vào đó những bức tường sẽ trở nên rộng rãi, xanh mát và nhiều màu sắc hơn.
Thứ hai, các loại hoa leo giàn chịu nắng có khả năng bao phủ khá tốt, nếu bạn đầu tư cho ban công và góc vườn của bạn một không gian mát mẻ được bao phủ bởi cây xanh thì cây leo là một lựa chọn tuyệt vời. Ngoài ra, các loại cây leo thường rất dễ uốn nắn nên chúng có thể tạo được rất nhiều mẫu cây mà gia chủ muốn.
Phân loại
5.1. Cây dây leo có hoa
Là loại cây chủ yếu chỉ ra hoa, các loại cây dây leo có hoa thường được chọn là loại cây mang lại tín thẩm mỹ. Những loài hoa leo tường đẹp có hoa như hoa hồng leo, cây hoa ti gôn.
5.2. Cây dây leo ăn quả
Là những loại cây được trồng với mục đích là lấy quả. Những loại cây này cũng có hoa, nhưng thường không đặc biệt. Đa số các loại dây leo bám tường dạng ăn quả thường mang lại giá trị vật chất và có tính tiêu dùng như cây bầu, bí, dưa chuột, nho, kiwi.
5.3. Cây dây leo chịu nắng
Là loại dây leo có khả năng chịu nắng và chỉ phát triển tốt khi nó được cấp nắng và ánh sáng đầy đủ. Có thể kể đến một số loài dây leo có khả năng chịu nắng như cây hoa hồng leo, cây Cát Đằng, hoa Đăng Tiêu, cây Móng Cọp.
5.4. Cây dây leo ưa bóng
Là loại cây dây leo chỉ ưa thích bóng và có thể phát triển thuận lợi trong điều kiện thiếu ánh sáng, các loại cây này thường không có nhu cầu cấp nắng thường xuyên. Các loại cây dây leo bám tường ưa bóng như cây Sử Quân Tử, Trầu Bà Cẩm Thạch.
5.5. Cây dây leo tường
Là những loại cây có khả năng leo và trụ trên tường khỏe mà không cần điểm trụ hay bất cứ giá đỡ nào như một số loại dây leo khác. Một số loại cây leo tường nổi trội như hoa Đăng Tiêu, cây hoa Hồng leo, cây Hoàng Thảo, cây Cúc Khuy.
Những cây dây leo được ưa chuộng hiện nay
6.1. Hoa tử đằng
Là loài cây có sức uốn, leo mạnh, cành lá rậm có thể làm giàn lớn che nắng. Hoa tử đằng nở rộ vào cuối xuân đầu hè với hương thơm dễ chịu. Loài cây này ưa ánh sáng mặt trời, thích đất sâu dày, màu mỡ có pha cát, có tính chịu hàn, chịu khô hạn, chịu nước nhất định. Cây có thể trồng thành giàn làm mát, có thể làm vườn đứng hoặc ban công, cổng nhà.
6.2. Cây gấc
Loài các loại cây dây leo chịu nắng này nổi tiếng vì có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng, và đặc biệt là trong quả gấc chứa rất nhiều vị thuốc tốt cho sức khỏe con người. Cây khỏe, dễ trồng và chăm sóc.
6.3. Cây chanh leo
Loài cây này có hoa màu tím vào mùa hè, mùa thu và cho quả chanh leo, loại trái này thường chế biến thành nhiều món ăn cà rất thông dụng. Cây lớn nhanh, leo khỏe, thích hợp trồng giàn leo.
6.4. Cây liêm hồ đằng
Loài dây leo trồng chậu này còn được gọi là dây tơ hồng thái, cây rất được người trồng ưa chuộng do có hệ thống rễ bất định mọc ở các nách lá chạy dọc suốt thân cành của. Những rễ này buông thõng mềm mại, màu hồng thắm khi còn non rồi chuyển qua vàng xám khi già dần. Khi được trồng cho leo vắt ngang thẳng tắp theo ban công nhà hoặc leo trải rộng trên mặt giàn tạo thành một bức rèm thiên nhiên tuyệt đẹp.
6.5. Hoa dây leo chùm ớt
Dây leo chùm ớt hay còn gọi là móng rồng. Chúng là loại cây cho hoa chùm rủ xuống như chùm ớt chín màu cam, cực kỳ sai hoa, thân mềm rủ xuống. Hoa chùm ớt có thể chịu nắng và ẩm ướt. Hoa chùm ớt đẹp vào đầu xuân và suốt mùa hè, mùa thu. Cây có thể leo nhanh, độ phủ cao thích hợp trồng chống nắng nóng, trồng giàn, vườn tường.
6.6. Cây hoa giấy leo
Cây hoa giấy thuộc loài cây leo thân gỗ rất dễ trồng, dễ cắt xén, uốn ghép nên có thể vừa trồng làm cây cảnh .Có thể tạo bonsai, cắt tỉa tạo thành hình khối; màu sắc hoa cũng rất đa dạng. Đặc biệt cây có khả năng ra hoa quanh năm.
6.7. Dây leo móng cọp xanh
Loài cây này có khả năng leo khá chậm, lá xanh năm thường có hoa vào đầu hè kéo dài đến mùa thu. Cây ưa nắng, thích hợp trồng nơi thông thoáng, chống úng, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cho cây. Cây có thể trồng thành giàn, mái hiên, cổng nhà.
6.8. Cây sử quân tử
Cây sử quân tử có khả năng làm thuốc trị giun đũa. Cây xanh tốt quanh năm, sai hoa, hoa xen lẫn giữa đỏ, hồng và trắng. Ngoài ra còn có hương thơm rất nhẹ nhàng. Sử quân tử dễ trồng, ưa ánh sáng và không chịu được ngập úng.
6.9. Cây hoa đậu biếc
Hoa của loài cây này có thể làm trà và nước uống rất tốt cho sức khỏe. Cây có hoa màu xanh tím cực kỳ dịu, có khả năng leo nhanh, mọc khỏe, dễ trồng, có hoa vào mùa xuân, hè, thu. Cây thích hợp trồng hàng rào,cổng nhà, ban công che nắng, vườn tường.
6.10. Cây hoa hồng leo
Hoa hồng leo rất đa dạng về chủng loại, nhiều màu sắc. Cây cảnh dây leo kiểng này được mệnh danh là hoa của lãng mạn, đắm say và thơ mộng. Lá hồng leo xanh quanh năm, cây ưa nắng, dễ trồng và chăm sóc. Hồng leo sai hoa và ra quanh năm nhưng nhiều nhất khi thời tiết mát. Cây rất dễ trang trí, có thể trồng thành hàng rào, ban công rủ xuống, hàng rào hay thành vườn đứng, vườn tường hoặc thành giàn, vòm.
Cách trồng và chăm sóc cây dây leo
Đầu tiên, để trồng cây dây leo trong chậu ổn định và khỏe bạn nên chọn hạt giống cẩn thận, sau đó bảo quản hạt giống cẩn thận, tránh để bị ẩm mốc, động vật gặm nhấm, đặc biệt phải giữ kín.
Thứ hai, trong quá trình ngâm giống nên chọn thời điểm và cách ngâm phù hợp. Tùy theo từng loại hạt giống sẽ có thời gian ngâm ủ và lưu ý khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, đa số các loại hạt giống nên được ngâm trong khoảng 2-4 giờ. Sau đó chờ hạt nảy mầm, cuối cùng là trồng vào đất. Tùy theo loại cây mà có chế độ bón phân khác nhau, nên bón phân hợp lý. Ngoài ra, nên chọn cách lên dàn phù hợp cho từng loại cây.
Giai đoạn cây bắt đầu leo giàn, bạn nên chỉnh sửa phân bố đều kết hợp tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh để giàn được thông thoáng và giúp cây tập trung dinh dưỡng. Lượng nước tưới cây leo giàn chịu nắng cũng phải đảm bảo hằng ngày. Vào ngày mưa bạn nên hạn chế tưới và tiến hành kiểm tra tình trạng thoát nước để tránh ứ đọng gây thối gốc rễ và phát sinh mầm bệnh.
Hy vọng nội dung bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với Caycanhhanoi.vn để được phục vụ tận tình hơn.Hãy mang đến cho những người thân một không gian mới mẻ với sắc hoa rực rỡ bằng một trong những loài cây dây leo trên đây nhé.