Cây đa (tên khác: cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da).
Tên khoa học là Ficus bengalensis.
Một loài cây thuộc họ Dâu tằm(Moraceae), nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Tại Việt Nam, một số người nhầm nó với cây sanh là cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn.
Chi tiết về cây đa
Nguồn gốc: cây đa có nguồn gốc từ Ấn Độ, nó sinh sống được với độ cao tới khoảng 600 m, đặc biệt trong những khu vực khô ráo. Cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của châu Á, từ Ấn Độ tới Myanma, Thái Lan, Đông Nam Á, nam Trung Quốc và Malaysia.
Phân bổ toàn cầu: Cây đa được trồng rộng khắp khu vực nhiệt đới và mọc hoang tại phần lớn các khu vực nhiệt đới ẩm trên Trái Đất .
Tại Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống nào ở Bắc Bộ cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng của thần quyền và tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều nơi khác nhau nhưng như ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Dưới gốc đa người Việt thời xưa hay dựng miếu thờ và lại có lệ khi bình vôi không dùng được nữa, thay vì vất bỏ thì đem treo ở cây đa.
Nó còn gắn liền với hình ảnh của làng quê Việt Nam qua những hình tượng như “cây đa, giếng nước, sân đình” hay “cây đa, bến nước, con đò”, qua điệu dân ca lý cây đa. Nó cũng xuất hiện trong sự tích về Thằng Cuội trên Cung Quảng Hàm.
Sinh học và sinh thái học
Nuôi trồng: Cây đa được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Cây đa là loài cây lớn nhất thế giới tính theo bề rộng thân và cành cây với một số cây đa cổ thụ có thể che phủ một diện tích tới vài nghìn mét vuông. Loài cây này có quả màu huyết dụ và các rễ khí mọc từ các cành cây đâm xuống đất.
Phổ biến: Cây đa có thể sinh sôi phát triển ở những vùng mà loài sinh vật thụ phấn cho nó là loài ong bắp cày có mặt. Cây đa cũng có thể phát triển nhờ các kỹ thuật sinh sản vô tính như chiết hay giâm cành. Nó có thể bắt đầu cuộc sống biểu sinh trên các loại cây khác.
Phân tán: Loài cây này có thể phân tán nhờ một số loài chim ăn quả như sáo nâu , một số loài bồ câu như bồ câu hay chimcu gáy và chim sẻ.
Chưa có đánh giá nào.