Cây thằn lằn cẩm thạch còn được nhiều người gọi là cây thằn lằn bông, cây vẩy ốc cẩm thạch. Chúng thường dùng để trồng chậu sứ trang trí nội thất hoặc được trồng chậu treo hoặc trồng lan bờ tường, hàng rào,… tạo sự mát mẻ và cổ kính cho ngôi nhà. Cây thằn lằn còn có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thu các bức xạ từ thiết bị điện tử,… mang đến nguồn không khí trong lành, tươi mới cho không gian sống quanh bạn.
Đặc điểm cây thằn lằn cẩm thạch
Thằn lằn cẩm thạch tạo sức hút nhờ màu lá lạ mắt của cây; chúng nổi bậc và có vẻ mới lạ hơn cây thằn lằn bình thường và thường được trồng để trang trí cảnh quan đem đến bầu không khí trong lành tạo một không gian sống và làm việc hoàn mỹ.
Thằn lằn cẩm thạch là loại cây cảnh dạng leo; cũng giống như cây thằn thằn thường loại này cũng bám rất chắc vào các bề mạt đá; gỗ; xi măng….
Lá hình tim nhỏ, màu trắng pha hồng nhạt, chen ít đốm xanh hoặc lá màu xanh đậm. Lá của cây có sự xen kẽ bởi 3 màu sắc: hông, trắng và xanh. Chính điều này đã làm cho cây thằn lằn cẩm thạch thêm đặc biệt hơn. Tuy nhiên không lúc nào chúng cũng có đủ 3 màu trên lá, thường màu xanh sẽ chiếm ưu thế
Sản phẩm của Cây Cảnh Hà Nội được cập nhật liên tục hàng ngày vì thế bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua Fanpage (truy cập tại đây) hoặcZalo (0915.885.558); để chúng tôi gửi bạn tham khảo các mẫu sản phẩm mới nhất tại cửa hàng.
Công dụng của cây thằn lằn
Cây được trồng chậu treo trang trí ban công, cửa sổ, sân vườn; màu sắc cây nổi bật tạo nên nét đặc biệt góp phần làm đa dạng thêm cho khu vườn nhà bạn. Loài cây này còn có tác dụng thanh lọc không khí, hút khí độc và bức xạ từ các thiết bị điện tử; góp phần mang lại bầu không khí xanh mát, an toàn cho cuộc sống quanh bạn.
Ý nghĩa của cây
Cây xanh không chỉ giúp cho không gian sống trở nên thoải mải, giảm stress; giúp tinh thần dễ chịu và vui vẻ hơn. Mà cây xanh còn giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phần phong phú và thú vị hơn. Theo phong thủy, dây thằn lằn cẩm thạch mang đến tài lộc, thịnh vượng, giàu sang, phú quý;… giúp gia chủ thuận lợi về mọi mặt trong cuộc sống.
Cách trồng cây thằn lằn cẩm thạch
Dây thằn lằn cẩm thạch rất dễ trồng; khi trồng cần thỏa mãn các yế tố bên dưới thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt đồng thời có màu sắc lá đẹp.
Vị trí trồng cây
Lựa chọn vi trí trồng có ánh sáng thích hợp từ 5 đến 8 giờ nắng, thì cây thằn lằn cẩm thạch sẽ phát triển tốt hơn và cho nhiều màu sắc hơn. Tuy nhiên khi trời nắng oi bức nên che chắn cho cây nếu không lá của cây sẽ chuyển sang màu xanh vì ánh sáng quá mạnh.
Dây thằn lằn cẩm thạch cũng có thể trồng chậu trang trí cảnh cửa sổ, hành hang; trồng sân vườn… chú ý thoát nước vào mùa mưa. Tuyết đối không nên trồng dưới đất ở những vùng trũng thấp, nếu không chúng dễ bị thối rễ.
Cắt tỉa
Dựa trên đặc điểm của cây, lúc còn non là cây sẽ có mầu hồng và sau đó dần dần sẽ chuyển sang trắng và cuối cùng sẽ chuyển sang xanh. Vì vậy nếu muốn cây có nhiều màu sắc trên lá cần thường xuyên cắt tỉa để thúc đẩy quá trình nảy mầm để hình thành lá mới. Từ đó làm cho bộ lá của thằn lăn bông nhiêu màu sắc hơn.
Khi trồng dây thằn lằn cẩm thạch trong chậu cần đặt chúng ở những nới tràn ngập ánh sáng mặt trời vào mùa xuân và mùa thu. Riêng mùa hè vào buổi trưa mặt trời rất oi bức nên che chắn cho cây (dùng lưới lan có độ che phủ 50% nắng)
Khi chiều dài dây leo của dây thằn lằn cẩm thạch đạt tới 8 cm – 9 cm; tiến hành bắt đầu cắt tỉa, chỉ cần để lại khoảng 6 cm. Trong lần tăng trưởng tiếp theo, nếu chiều dài tăng trưởng đạt từ 4 cm đến 5 cm, có thể cắt nó một lần; khoảng 3 lần và có thể cắt ra một hình dạng chậu vừa ý hơn.
Tưới nước
Thằn lằn cẩm thạch là cây ưa ẩm; vì vậy đất trồng cần được giữ ẩm trong suốt thời gian sinh trưởng. Vào mùa xuân và mùa thu, nên tưới nước hai lần một ngày. Vào mùa hè, nên tưới nước mỗi ngày một lần.
Bón phân
Dây thằn lằn cẩm thạch là loại cây có tốc độ sinh trưởng chậm, do đó các yêu cầu đối với phân bón không nghiêm ngặt. Ngay cả khi không bón phân trong một năm, cây thằn lằn cẩm thạch vẫn sẽ nở hoa, nhưng số lượng hoa sẽ tương đối giảm.
Để cây thằn lằn cẩm thạch tươi tốt hơn, có thể thêm một ít phân lân và kali vào chậu, nhưng cần phải giảm lượng phân đạm.
Đất trồng cây
Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện đất tơi xốp; thoát nước tốt; đạt co độ PH dạng axit hoặc trung tính. Khi cây khỏe mạnh sẽ cho bộ lá thêm rực rỡ hơn.
Nhân giống thằn lằn cẩm thạch
Cây thằn lằn thường được nhân giống bàng phương pháp giâm cành. Đầu tiên phải lựa chọn cây mẹ, sau đó cắt một đọn nhỏ 20-30 cm cắm vào chậu có chứa đất, tưới ẩm. Và nên đặt cây ở đâu thoáng mát, có nhiều ánh sáng trời để cây sinh trưởng và phát triển.
Mọi thông tin thêm về sản phẩm cũng như có nhu cầu mua cây đuôi công táo; vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH MTV Cây cảnh Hà Nội
Hotline: 088.66.22.088
Zalo/ Viber: 0915.885.558
Địa chỉ:
- Store 1: 628 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội
- Store 2: 616 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội
- Store 3: 583 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
- Store 4: 188 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Chưa có đánh giá nào.