Lựa chọn tiểu cảnh chậu thuỷ tinh phù hợp với những gia đình có không gian sống nhỏ, không có điều kiện để trang trí và chăm sóc cả một khu vườn rộng lớn.
Tiểu cảnh chậu thuỷ tinh phù hợp với mệnh nào?
Tiểu cảnh chậu thuỷ tinh được ví như một khu vườn thu nhỏ trong nhà. Bên trong chậu thuỷ tinh với nhiều loại cây cảnh mini được sắp xếp, thiết kế theo từng chủ đề độc đáo, mới lạ.
Đây là dạng chậu cảnh lý tưởng dành cho những người yêu thích thiên nhiên, đam mê cây tiểu cảnh nhưng không có điều kiện để trồng và chăm sóc cả khu vườn rộng lớn.
Các loại chậu tiểu cảnh có sự kết hợp giữa nhiều cây cảnh khác nhau, phù hợp với mọi cung mệnh và độ tuổi nên bất cứ ai cũng có thể chọn lựa để trang trí, làm đẹp cho không gian sống.
Cách tạo tiểu cảnh chậu thuỷ tinh
Để tạo một chậu tiểu cảnh thuỷ tinh vốn không khó nhưng đòi hỏi bạn phải khéo léo, có gu thẩm mỹ và cẩn thận từng chi tiết khi trồng. Với những bước cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn tạo nên một chậu tiểu cảnh đẹp mắt dành riêng cho mình.
Bước 1: Lựa chọn cây cảnh tiểu cảnh
Để trồng trong chậu thuỷ tinh đòi hỏi những loại cây cảnh có khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt, ít phải chăm sóc thường xuyên. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn những loại cây cảnh có nét tương đồng với nhau để trồng trong một chậu thuỷ tinh.
Những loại cây cảnh được trồng nhiều trong chậu thuỷ tinh: Sen đá, Dương xỉ, cây không khí hoặc xương rồng. Các loại cây này có thể sống tốt trong bóng râm, chịu được độ ẩm cao.
Khi chọn cây cảnh, nên chọn những cây có kích thước mini, nhỏ gọn và có chiều cao thấp hơn chiều cao của chậu thuỷ tinh.
Bước 2: Chọn chậu thuỷ tinh
Chậu thuỷ tinh có nhiều hình dáng: Tròn, vuông, lục giác,…Tuy nhiên, để trồng tiểu cảnh được dễ dàng thì bạn nên chọn những mẫu chậu thuỷ tinh đảm bảo chất lượng, không bị nứt vỡ và chịu nhiệt tốt.
Bước 3: Xác định vị trí đặt chậu tiểu cảnh thuỷ tinh
Để tiểu cảnh trong chậu thuỷ tinh sinh trường tốt thì bạn cần xác định vị trí để đặt chậu.
Nên đặt chậu ở nơi có ánh sáng nhẹ hoặc ánh sáng gián tiếp ( bóng đèn). Nhiệt độ thoáng mát, tránh đặt ở nơi có nhiệt độ quá cao.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt chậu ở vị trí bằng phẳng, chắc chắn và tránh để gần nơi có trẻ nhỏ chạy nhảy, dễ va chạm vào làm rơi vỡ.
Bước 4: Chuẩn bị những vật liệu cần thiết để thiết kế tiểu cảnh
– Đất: Chọn đất tơi xốp, có độ ẩm vừa phải.
– Sỏi: Chọn sỏi có kích thước nhỏ, dùng để thoát nước cho chậu tiểu cảnh.
– Rêu: dùng để lót dưới đáy chậu hoặc phủ lên trên bề mặt đất, tạo cảm giác tự nhiên hơn.
Chỉ với những bước cơ bản trên là bạn dễ dàng thiết kế và trang trí chậu tiểu cảnh phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.
Nếu bạn cần tìm mua các loại chậu tiểu cảnh thuỷ tinh chất lượng thì hãy tham khảo hệ thống cây cảnh Hà Nội để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.
Chưa có đánh giá nào.