Rêu bán cạn là tên gọi chung của các loại rêu sống trên cạn và thủy sinh một phần dưới nước, chúng là những loài rêu nhỏ có hình dạng và cấu trúc độc đáo, đây là sự lựa chọn tuyệt vời để trang trí không gian bán cạn, trang trí tiểu cảnh Terrarium… Với hình dạng nhỏ nhắn cùng những chiếc lá nhỏ gọn kết hợp màu xanh tươi sáng, các loài rêu bán cạn tạo nên sự tự nhiên và hài hòa.
Trong bài viết này, Cây Cảnh Hà Nội sẽ giới thiệu đến bạn các loài rêu cạn hợp với trang trí tiểu cảnh Terrarium, đồng thời sẽ hỗ trợ bạn trong việc trồng và chăm sóc các loài rêu này.
Có thể bạn quan tâm đến sản phẩm: Tiểu Cảnh Terrarium
Rêu bán cạn là gì?
Rêu bán cạn hay còn gọi là rêu cạn là loài thực vật không có mách để vận chuyển nước như các loài thực vật khác, chính vì vậy mà các loại rêu này mọc thành đốm nhỏ hoặc thảm. Rêu bán cạn sử dụng trang trí tiểu cảnh Terrarium không có rễ nên không có vấn đề gì đáng lo ngại.
Rêu bán cạn sinh trưởng và phát triển hoàn toàn không nhờ vào rễ, tuy nhiên chúng lại cần độ ẩm phù hợp nhất định nên chúng là sự lựa chọn tuyệt với với các tiểu cảnh Terrarium nói chung và các tiểu cảnh Terrarium khép kín nói riêng.
Rêu bán cạn sử dụng trang trí sẽ giúp cho các tiểu cảnh Terrarium trở nên sống động và cuốn hút hơn, đặc biệt những loài rêu này có ưu điểm riêng biệt mà không tìm được ở bất kỳ loại cây này khác, chúng sẽ không cạnh tranh với các loài cây cảnh khác đồng khời đặt chúng ở bất khì vị trí nào trong tiểu cảnh thì cây vẫn sống được. Có lẽ vì vậy mà các loài rêu bán cạn còn được gọi bằng cái tên thân thiết là rêu Terrarium.
Rêu bán cạn có mấy loại?
Để phân loại rêu Terrarium người ta thường hay dựa vào mô hình phát triển đặt trưng của chúng mà chia là 2 loại rêu cơ bản gồm: rêu Acrocarpous (rêu cụm) và rêu Pleurocarpous (Rêu thảm)
Rêu Acrocarpous mọc thành từng đám nhỏ trong khi rêu Pleurocarpous mọc thành từng tấm. Rêu phát triển theo từng đám đám có rất nhiều hình dạng và kết cấu, vì vậy nó đặc biệt tốt trong việc tạo cảnh quan động.
Tổng hợp loại rêu bán cạn dễ trồng thích hợp trang trí tiểu cảnh Terrarium
1. Rêu Cushion Moss / rêu Bun Moss (Leucobryum glaucum) là những loại phấn phủ rêu nhỏ gọn tuyệt vời mà tôi cực kỳ thích làm việc cùng! Thật thú vị khi điêu khắc và trưng bày, và nó thực sự phát triển mạnh trong điều kiện bể terrarium khép kín.
2. Rêu Mood Moss (Dicranum scoparium) là một lựa chọn phổ biến khác cho terrarium. Nó mọc thành từng đám dày đặc, nhưng có những chiếc lá gợn sóng, tươi tốt trông giống như những cánh đồng cỏ lộng gió.
3. Rêu Sheet Moss (Hypnum curvifolium) như tên của nó, thích phát triển rộng và bao phủ các khu vực như một tấm. Đó là một loại rêu nhiệt đới phát triển tương đối thấp và nó có lẽ là loại rêu trải thảm phổ biến / sẵn có nhất được sử dụng trong các terrarium
4. Rêu Fern Moss (Thuidiumophiatulum) mang lại nhiều kết cấu cho hồ cạn với những chiếc lá dài giống như cây dương xỉ.
5. Rêu weeping bán cạn (Weeping moss) có 2 dòng rêu weeping sing và rêu weeping việt là loại rêu thủy sinh được rất nhiều người chơi thủy sinh yêu thích. Khi rêu phát triển bung tán rủ xuống rất đẹp. Là loại rêu dùng làm tường rêu ,điểm bố cục tạo ra vẻ mềm mại cho hồ thủy sinh.
6. Rêu trắc bá (Thuidium delicatulum) là có thân nhỏ, màu xanh lục, có thể mọc thành từng đám dày. Rêu Trắc Bá là loại rêu dễ trồng, có thể sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
7. Rêu ngọn trắng (Leucobryum Pincushion): là loại rêu được sử dụng nhiều để setup bể bán cạn, terrarium, đắp bonsai,… Rêu đầu trắng có khả năng chịu hạn tốt, dễ dàng phối cùng cây, …
8. Rêu nhung bán cạn: là một trong những loài rêu lá cạn ưa thích trong bộ môn bán cạn hoặc tiểu cảnh, loài rêu này môi trường ẩm mát ít bị ngập nước, có ánh sáng yếu tới vừa. Rêu mọc lan trên mặt đất mịn như đất đỏ cao su hoặc đất trồng cây cảnh.
9. Rêu cỏ (Octoblephanum Albidum): là loài rêu mọc theo mảng với các sợi rêu xanh đẹp, rất khỏe, dễ trồng,… đây là loài rêu thích hợp trồng terrarium nhất với sợi đẹp, siêu khỏe siêu bền bán cạn, tiểu cảnh non bộ.
10. Rêu cỏ mây (Eucobryum Giganteum): nhìn vẻ ngoài rất giống rêu cushion nhưng có kích thước lớn hơn và phần lá rêu dài hơn. Loài này cũng không quá khó để trồng, cần lưu ý là đầu rêu sẽ xuất hiện đốm vàng li ti nếu bạn để nó bị tuột ẩm
11. Rêu Spiny (Pyrrhobryum Spiniforme): lúc trước người ta hay gọi là rêu đuôi chồn, là rêu thường dùng cho cắm trung cảnh, vì độ cao vừa phải và hình thái nổi bật nên cũng được dùng để làm điểm nhấn.
12. Rêu hồng đài (Rose moss): đây là loài rêu được mệnh danh là nữ hoàng các loài rêu, đây là loại thường dùng để tạo điểm nhấn do hình thái rêu khá nổi bật
13. Rêu Common Haircap: có khả năng chịu nóng và khô hạn tốt, dễ dàng thích nghi với điều kiện khí hậu ở các vùng miền của Việt Nam, thích hợp cho các bể terrarium hoặc vivarium dạng mở.
14. Rêu wepping (Racopilum Cuspidigerum): là loài rêu trồng tiểu cảnh dạng mảng thường sử dụng làm tường rêu hoặc cho chạy theo các nhánh lũa để tạo độ tự nhiên.
15. Rêu cánh bướm, rêu xạ hương (Plagiomnium Acutum): đây là loại rêu trang trí tiểu cảnh, bonsai dễ chăm không cần nhiều ánh sáng vẫn xanh, ưa ẩm, chịu được tiết trời nắng nóng thường được sử dụng để đắp nền tiều cảnh, bonsai…
Cách trồng rêu cạn tạo tiểu cảnh Terrarium
Sử dụng rêu để tạo tiểu cảnh Terrarium sẽ che phủ được lớp đất bên dưới đồng thời tạo màu sắc cho Terrarium một vẻ ngoài tự nhiên. Khi đắp rêu tạo tiểu cảnh Terrarium cần đòi hỏi kỹ thuật lẫn mỹ thuật thì mói có được một tác phẩm đẹp có hồn.
- Về mặt kỹ thuật: Khi đắp rêu phải đắp thành từng khóm hay chùm nhỏ, giữa các khóm có khoảng hở để cây có thể thoát nước nhanh trong trường hợp cây dư nước hoặc các khí độc sinh ra trong quá trình phát triển.
- Về mặt mỹ thuật: Các thảm rêu, cụm rêu phải nhấp nhô, không đồng đều để tạo sự tự nhiên vì nếu bằng phẳng và quá đều đặn sẽ nhìn giả tạo không cuốn hút.
Bắt đầu bằng cách đắp một vài tấm/ cụm rêu xung quanh gốc của Terrarium một cách nhẹ nhàng. Chỉ cần ấn chúng vào giá thể một chút để đảm bảo các thân rễ rêu có thể tiếp cận. Cần lưu ý: Rêu trùm sẽ có dạng tròn nên thích hợp làm mềm ở những khu vực không thể trồng cây.
Sau khi đắp rêu vào Terrarium, 3 tuần đầu tiên là giai đoạn thích nghi quan trọng. Trong thời gian này, điều quan trọng là đảm bảo rằng rêu được giữ nước trong suốt để tạo cơ hội tốt nhất để thích nghi thành công. Nếu muốn sáng tạo hơn có thể định vị rêu bằng dây câu để đắp rêu hoặc dùng keo dán rêu.
Cách chăm sóc rêu bán cạn
Các loài rêu bán cạn – rêu tiểu cảnh Terrarium cũng tươi đối dễ chăm, chỉ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giá thể trồng: Đa số các loài rêu thích trồng trên giá thể có tính axit cao, độ pH: 5 – 7 là vừa, một số loại tích trồng trên dớn hoặc trồng trên đất nền.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ từ 23 – 28 độ được xem là lý tưởng đối với đa số các loài rêu.
- Độ ẩm: trung bình khoảng 60% đến 90%, cách nhận biết độ ẩm có đủ với rêu thì hãy nhìn vào mặt kính chậu thấy có sương hoặc nước độ là được.
- Ánh sáng: rêu cần ánh sáng nhẹ, nên để rêu tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhẹ hoặc ánh đèn từ 8 đến 12 tiếng 1 ngày để rêu xanh tốt và phòng trừ một số nấm mốc sinh sôi.
- Tưới nước: Tốt nhất là không nên tưới rêu bằng nước máy vì nước máy có chất Clo – không tốt cho rêu, cần kiểm tra trước khi tưới bằng cách dùng tay rờ lên bề mặt rêu của 1 số điểm xung quanh bình terrariums, nếu thấy bề mặt khô cứng thì phải xịt sương nhiều 1 tí đến khi đẫm nước chỗ rêu đó thì ngưng. Ngược lại thì không cần tưới. Nếu trong binh đọng sương và có hơi nước thì cũng không cần tưới
Một số câu hỏi thường gặp khi chăm sóc rêu terrarium
Muốn rêu sống thì cần gì?
Rêu không hút chất dinh dưỡng từ rễ mà hút qua lá, mà rêu cần ánh sáng và nước để tồn tại vì vậy miễn là rêu tiếp xúc với độ ẩm và có ánh sáng là được.
Rêu bán sinh trang trí Terrarium có dễ chăm sóc không?
Hầu hết rêu terrarium rất dễ chăm sóc, vì rêu thích nghi tốt và thường yêu cầu rất ít đầu vào. Một terrarium khép kín với độ ẩm cao và nhiều hơi ẩm, có thể chỉ cần tưới nước nhẹ mỗi tháng một lần hoặc lâu hơn.
Rêu thích ánh sáng mặt trời không?
Nếu để ý, rêu mọc trong tự nhiên thường tồn tại trên đá, trên cây ỏ những nơi có bóng râm vì vậy mà có thể nói rêu cần ánh sáng gián tiếp để sống. .
Trồng rêu có cần cắt tỉa không?
Cũng giống như bất kỳ loài cây khác, rêu sau một thời gian trồng sẽ phát triển không đồng đều vì vậy nên cát tỉa khi rêu bắt đầu trông không đẹp mắt, đồng thời cắt tỉa sẽ giúp rêu mọc lại nhiều hơn, um tùm hơn.
Trên đây là tổng hợp các loại rêu bán cạn thích hợp trồng tiểu cảnh Terrarium, và cách chăm sóc rêu phù hợp nhất. Cây Cảnh Hà Nội hi vọng có thể giúp ích được bạn trong việc lựa chọn loại rêu bán cạn hợp với tiểu cảnh Terrarium ưng ý nhất. Chúc bạn thành công!