Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Chăm Sóc Rau, Cây Cảnh Thủy Canh Tại Nhà

Trồng chăm sóc rau, cây cảnh thủy canh tại nhà đang trở thành một xu hướng phổ biến hiện nay, đặc biệt là đối với các hộ gia đình ở các khu đô thị, thành phố lớn nhằm hướng đến việc tự cung tự cấp nguồn rau sạch, cây cảnh trang trí với chi phí tiết kiệm. Cùng Cây Cảnh Hà Nội khám phá kỹ thuật trồng chăm sóc rau, cây cảnh thủy canh tại nhà nhé.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Chăm Sóc Rau, Cây Cảnh Thủy Canh Tại Nhà
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Chăm Sóc Rau, Cây Cảnh Thủy Canh Tại Nhà

Rau, cây cảnh thủy canh là gì?

Rau, cây cảnh thủy canh là loại rau, cây cảnh được trồng trong môi trường dung dịch dinh dưỡng hay gọi đơn giản là loại rau, cây cảnh được trồng trên nước.

Trồng chăm sóc rau thủy canh đang trở thành xu hướng hiên
Trồng chăm sóc rau thủy canh đang trở thành xu hướng hiên

Vì sao nên trồng rau, cây cảnh thủy canh? 

  • Trồng rau, cây cảnh thủy canh là giải pháp giúp tiết kiệm diện tích đất một cách tối đa, có thể tận dụng tối đa không gian ở trên tầng thượng, hay ban công.
  • Không tốn nhiều công chăm sóc không làm cỏ, vun xới chỉ cần bổ sung thêm dung dịch thủy canh vào nước để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.
  • Hạn chế tối đa rau trồng, cây cảnh bị sâu bệnh, vi sinh vật tấn công, tránh được những tác động từ yếu tố thời tiết.
Trồng rau tại nhà mang đến nguồn rau chất lượng cho gia đình
Trồng rau tại nhà mang đến nguồn rau chất lượng cho gia đình

Những lưu ý khi trồng rau thủy canh, cây cảnh thủy sinh

  • Chi phí và công sức ban đầu khá cao.
  • Yêu cầu về kỹ thuật cao đòi hỏi người trồng rau, cây cảnh phải có những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng thủy canh, nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây hoặc cung cấp quá nhiều sẽ khiến cây không phát triển được hoặc bị chết.
Tác hại của trồng rau thủy canh
Tác hại của trồng rau thủy canh
  • Cần đảm bảo rau trồng, cây cảnh được hấp thụ trực tiếp ánh sáng mặt trời hàng ngày.
Những lưu ý khi trồng chăm sóc rau thủy canh tại nhà
Những lưu ý khi trồng chăm sóc rau thủy canh tại nhà

Hướng dẫn cách trồng chăm sóc rau thủy canh tại nhà

Trồng rau thủy canh tại nhà thường được trồng ở các vị trí như trên sân thượng, ban công hay nơi có mái che. Rau muốn phát triển thì cần ánh sáng nhưng cũng cần tránh mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng.

Trồng rau thủy canh là giải pháp tiết kiệm diện tích
Trồng rau thủy canh là giải pháp tiết kiệm diện tích

Có thể bạn quan tâm đến sản phẩm: Dung Dịch Thủy Canh Bio Life

Một số loại rau thích hợp trồng thủy canh

Trước khi trồng thủy canh tại nhà, nên lựa chọn loại rau theo nhu cầu gia đình. Hầu như tất cả những loại rau ăn lá dùng hằng ngày đều có thể trồng bằng phương pháp thủy canh.

Các loại râu đa số điều thích hợp trồng thủy canh
Các loại râu đa số điều thích hợp trồng thủy canh

Nếu không gian rộng hơn như sân thượng hoặc sân vườn, bạn có thể trồng cả những loại rau ăn trái và trái cây bằng phương pháp thủy canh. Một số loại phổ biến như: bầu, mướp, cà chua, dưa leo, dưa lưới,…

trồng cây thủy canh tại nhà
Trồng cây thủy canh tại nhà

Cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp

Thùng xốp là một vật dụng vừa dễ tìm lại vừa tiện lợi, giá thành rẻ. Bạn có thể tận dụng thùng xốp Tự làm chậu trồng rau thủy canh theo cách sau:

CÁCH TRỒNG CÂY THỦY CANH TẠI NHÀ BẰNG THÙNG XỐP
Cách bước thực hiệnNội dung công việc 
Bước 1: Xử lý thùng xốp
  • Chuẩn bị thùng xốp cao khoảng 20cm, có thể cắt thùng để tránh lãng phí dung dịch thủy canh đảm bảo vết cắt thẳng.
  • Sau đó tạo những ô trống với đường kích phù hợp ở nắp thùng xốp.
Bước 2: Pha dung dịch thủy canh trồng rau
  • Có thể tìm được các loại dung dịch trồng rau thủy canh tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp.
  • Pha trộn dung dịch theo tỷ lệ trên hướng dẫn có sẵn của nhà sản xuất cho vào thùng xốp mà đã chuẩn bị
Bước 3: Om hạt
  • Dùng mút hút nước hoặc dùng xơ dừa nén để om hạt để hạt giống vào đó với lượng nước vừa đủ ẩm và đợi chúng nảy mầm.
Bước 4: Tiến hành trồng cây
  • Gieo trực tiếp: Đặt hạt đã ngâm ủ vào giá thể trong rọ thủy canh.
    Trồng bằng cây con: Đặt cây con vào rọ xơ dừa. Ém xơ dừa cho cây cố định.
Bước 5: Chăm sóc và thu hoạch
  • Mỗi 3-4 ngày ta mở nắp khay, quan sát mực dung dịch thủy canh trong thùng để châm thêm.
  • Đặt thùng xốp ở nơi có ánh sáng để cây phát triển.
  • Thu hoạch tùy loại cây trồng, bạn có thể cắt ngang gốc cây hoặc nhổ cả gốc rễ
Trồng chăm sóc rau thủy canh trong thùng xốp
Trồng chăm sóc rau thủy canh trong thùng xốp

Cách trồng rau thủy canh tại nhà bằng chai nhựa

  • Bước 1: Tự làm chậu trồng rau thủy canh bằng chai nhựa: Trước khi trồng cần rửa sạch vỏ những chai nhựa sau đó cắt bỏ quai cầm nếu có, cắt vỏ chai nhựa thành 2 phần và đục 1 lỗ lớn ở nắp chai.
  • Bước 2: Dùng vải mùng trùm lên phần miệng chai rồi vặn nắp cố định.
  • Bước 3: Úp phần đầu chai vào phần đáy chai như hình cái phễu. Dùng băng keo cố định chúng để hoàn thành phần chậu cây.
  • Bước 4: Cho dung dịch thủy canh vào chai nhựa rồi tiến hành trồng cây.
  • Bước 5: Đặt từ từ cây đã ươm trong rọ vào chai nhựa và cho thêm xơ dừa để lấp đầy chai nhựa. Dùng bình xịt nước vào phần nắp trên từ từ để nước thoát xuống dưới đáy khay thủy canh. Sau đó dùng tay ấn phần rễ xuống dưới.
Trồng chăm sóc rau thủy canh trong chai nhựa
Trồng chăm sóc rau thủy canh trong chai nhựa

Cách trồng rau thủy canh bằng ống nhựa

Trồng rau thuỷ canh tại nhà bằng ống nhựa PVC là hệ thống trồng rau được nhiều gia đình ưa chuộng, tuy nhiên để tự thiết kế mô hình này thì khá khó để tự thực hiện nên tìm các đơn vị chuyên nghiệp để hỗ trợ.

Hệ thống trồng rau thủy canh bằng ống nhưa
Hệ thống trồng rau thủy canh bằng ống nhưa

Hướng dẫn cách chăm sóc rau thủy canh

  • Kiểm tra lượng nước và dinh dưỡng: Luôn đảm bảo mức nước trong thùng xốp/ chai nhựa luôn đầy đủ để giúp rễ của cây rau có thể chạm tới và hấp thụ. Nếu thấy dung dịch thủy canh bị sụt giảm thì cần phải bổ sung để kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây. Có thể kiểm tra điều này dựa vào thông số pH của nước bên trong.
Trụ trồng rau thủy canh
Trụ trồng rau thủy canh
  • Điều kiện ánh sáng: Nếu trồng rau đặt ở nơi thiếu ánh sáng tự nhiên sẽ khiến cây rau của bạn không được xanh tốt, luôn còi cọc và kém phát triển. Do đó bạn cần trồng rau ở những nơi có nhiều ánh sáng, trong trường hợp môi trường thiếu ánh sáng, bạn có thể duy trì một chu kỳ ánh sáng phù hợp bằng cách sử dụng đèn điện.
Trồng chăm sóc rau thủy canh tại nhà
Trồng chăm sóc rau thủy canh tại nhà
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để rau thủy sinh phát triển là từ 20 – 28 độ C. Vì vậy nhiệt độ nước dung dịch cần duy trì từ 17-25 độ C để giúp rễ cây có thể hấp thụ dinh dưỡng tối đa.
Lưu ý khi chăm sóc rau thủy canh tại nhà
Lưu ý khi chăm sóc rau thủy canh tại nhà
  • Cắt tỉa, phòng sâu bệnh: Rau trồng thủy canh về lý thuyết sẽ không có sâu bệnh nhưng thực tế vẫn có nguy cơ mắc sâu bệnh như bình thường. Vậy nên cần cắt tỉa các cành lá bị khô héo, úa vàng hoặc bị sâu bệnh tấn công nhằm bảo vệ cây rau, giúp phát triển tốt nhất.
Trồng chăm sóc dưa lưới thủy canh
Trồng chăm sóc dưa lưới thủy canh
  • Thu hoạch: Thời gian thu hoạch sẽ tùy thuộc vào loại rau trồng. Hãy dựa vào mức độ phát triển của cây rau để có thể tiến hành thu hoạch luôn. Có thể nhổ luôn cây rau ra khỏi rọ trồng, hoặc cắt cách gốc một đoạn để giúp cây có thể sinh trưởng cho mùa vụ tiếp theo.
Bảo quản và thu hoạch rau thủy canh tai nha
Bảo quản và thu hoạch rau thủy canh tai nha

Hướng dẫn cách trồng chăm sóc cây cảnh thủy canh tại nhà

Trồng và chăm sóc cây cảnh thủy canh sẽ đơn giản hơn trồng chăm sóc rau. Để sở hữu chậu cây thủy canh đẹp trang trí không gian sống và làm việc chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.

Cách trồng cây thủy sinh không cần đất nền
Cách trồng cây thủy sinh không cần đất nền

Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh tại nhà, cách trồng cây thủy sinh trong nước

Bước 1: Chọn mua cây trồng phù hợp

 Trước tiên để trồng cây thủy sinh cần phải lựa chọn được loại cây cảnh phù hợp bởi vì không phải cây cảnh nào cũng có thể trồng dưới dạng cây thủy sinh được.

  • Tiêu chí khi chọn cây: Cần chọn cây ưa bóng mát, lọc hấp thu khí độc, đem lại không khí trong lành.
  • Một số loại cây thủy sinh phổ biến có thể kể ra như cây thường xuân, các dòng trầu bà (trầu bà thái, trầu bà lá lỗ, trầu bà trắng… ), cỏ đồng tiền (cây rau má), cây trúc phú quý, cây cỏ lan chi, cây dạ lan hương (cây tiên ông),…
Cách trồng cây thủy sinh de bàn
Cách trồng cây thủy sinh để bàn

Bước 2: Chọn mua bình thủy sinh

  • Bình thủy tinh trong suốt có thể khoe được vẻ đẹp của bộ rễ cây tạo nên sự mới lạ và vẻ đẹp độc đáo. Thêm vào đó, bình thủy tinh rất dễ vệ sinh và ít bị trầy xước.
  • Kích thước và hình dạng của bình phải phù hợp dáng cây, cố định cây bên trong dễ dàng.
Trồng cây thủy canh trong chậu thủy tinh
Trồng cây thủy canh trong chậu thủy tinh

Bạn có thể tham khảo các mẫu bình thủy tinh tại: Bình Thủy Tinh Trồng Cây 

Bước 3: Lựa chọn dịch thủy sinh dành cho chậu cây

  • Dung dịch thủy sinh chính là yếu tố quyết định giúp cây trồng phát triển tốt. Phan dung dịch này với nước sạch để cho vào bình giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh.
  • Dung dịch thủy sinh có rất nhiều nhãn hàng khác nhau với các mức giá đa dạng, có thể lựa chọn mua loại phù hợp với túi tiền của mình một cách tiết kiệm.
Cách trồng cây thủy sinh trong chậu thủy tinh
Cách trồng cây thủy sinh trong chậu thủy tinh

Bước 4: Làm sạch đất, rễ hư thối của cây trước khi trồng trong bình

Cần loại bỏ lớp đất khỏi rễ cây. Sau đó dùng kéo tỉa những phần rễ chùm nhỏ bị dập, rễ bị gãy chỉ giữ lại những nhánh rễ chính khỏe mạnh. Sau đó đặt nơi khô thoáng trong vòng 3-4 tiếng, rồi nhẹ nhàng rửa sạch bỏ vào bình.

cách trồng cây thủy canh tại nhà
Cách trồng cây thủy canh tại nhà

Chú ý: Dùng dao/kéo cắt tỉa cây cần sạch sẽ đã khử khuẩn, tránh lây mầm bệnh vào phần rễ của cây. Khi thực hiện cần phải làm thật cẩn thận, tỉ mỉ cho sạch đất, không làm tổn thương bộ rễ chính nhiều. Để khi cho vào bình không bị đục nước.

Bước 5: Cố định cây trong bình

Cần cố định cây trong bình, để cây không bị ngã nghiêng làm xấu chậu cây. Việc này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại bình bạn chọn, vật dụng cố định, cây mà bạn trồng.

Tự tay trồng cây lan ý thủy canh tại nhà
Tự tay trồng cây lan ý thủy canh tại nhà

Bước 6: Pha nước thủy sinh

Pha nước và dung dịch thủy sinh theo đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhãn hàng rồi đổ vào bình. Lượng nước trong bình thủy sinh không nên quá ít sẽ khiến rễ cây không thể tiếp xúc được nước và không nên  quá đầy sẽ khiến nước dễ bị tràn ra ngoài.

Trồng cây kim tiền thủy canh
Trồng cây kim tiền thủy canh

Chăm sóc chậu cây cảnh thủy sinh

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần phải lưu tâm đến việc chăm sóc chậu cây thủy sinh, một số điểm cần chú ý:

  • Nên cho chậu cây ra ngoài nắng khoảng 3 ngày một lần tầm 2-3 tiếng đồng hồ.
  • Tỉa lá, cành bị vàng thường xuyên sẽ giúp cây dễ phát triển tốt hơn.
  • Thay nước trong bình cây thủy sinh thường xuyên. Thông thường 4-7 ngày nên thay nước một lần.
  • Khi cây trong bình phát triển có quá nhiều nhánh thì nên tách bớt nhánh ra khỏi chậu thủy sinh sẽ giúp cây dễ phát triển hơn.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh thủy canh
Hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh thủy canh

Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh trong bể cá

Bước 1: Chuận bị dụng cụ

  • Bể cá thủy sinh
  • Đất nền
  • Sỏi, đá trang trí
  • Cây thủy sinh
Cách trồng cây thủy sinh trong be cá mini
Cách trồng cây thủy sinh trong bể cá mini

Bước 2: Tiến hành trồng cây

  • Cần tách cây thủy sinh đang trồng ra khỏi đất rồi rửa sạch sao cho không làm hư bộ rễ, đồng thời cắt tỉa các lá đang già úa.
  • Bể cá sau khi mua về, rửa sạch phơi nắng khoảng 2 – 3 tiếng để khử mùi hôi. Sau đó cho lớp đất nền vào rồi thiếp đến cẩn thận đặt cây thủy sinh vào bể.
  • Đặt nhẹ nhàng lớp đá sỏi lên trên đồng thời tránh làm hư bộ rễ. Tiếp đến sẽ cho nước đã pha dung dịch thủy canh (theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì) vào bể nhưng thật nhẹ nhàng để không làm trôi lớp đất nền. Cuối cùng là bạn hãy thả cá cảnh vào.
Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh trong bể cá
Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh trong bể cá

Bước 3: Chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá

Tùy thuộc vào từng loại cây thủy sinh đã chọn. Hãy cắt tỉa các lá hư, héo úa thường xuyên. Với những cây phát triển nhanh thì cần cắt tỉa bớt.  Với những cây cần độ sáng thì bạn hãy chiếu sáng với cường độ nhẹ tầm 3 – 4 tiếng mỗi ngày.

Chăm sóc cây cảnh thủy sinh trong bể cá
Chăm sóc cây cảnh thủy sinh trong bể cá

Lưu ý khi trồng cây thủy sinh trong bể cá

Trồng cây thủy sinh trong bể cá cũng khá đơn giản, không quá kỳ công hay tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, để bể cá đẹp và cây phát triển tốt thì bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Trồng rễ cây trên lớp đất nền và dưới đá sỏi để cây hấp thụ hết các dưỡng chất.
  • Không nên trồng cây thủy sinh quá dày trong bể cá.
  • Cây thủy sinh không rễ có thể cắm vào lớp đất nền.
  • Tỉa cây và thay nước bể cá thường xuyên theo định kỳ.
Lưu ý khi trồng cây thủy sinh trong bể cá
Lưu ý khi trồng cây thủy sinh trong bể cá

Đặc tính của rau, cây cảnh thủy canh là mềm mại mang đến một sức hấp dẫn đặc biệt được nhiều gia đình ưa chuộng lựa chọn để có nguồn rau sạch chất lượng, an toàn cho cả nhà, có được chậu cây cảnh để trang trí không gian sống của mình. Bài viết trên đây Cây Cảnh Hà Nội đã cung cấp những kiến thức cơ bản về cách trồng chăm sóc rau, cây cảnh thủy canh tại nhà. Cây Cảnh Hà Nội hy vọng bạn sẽ giúp ích được cho bạn, chúc các bạn thành công!

 Cây Cảnh Hà Nội – caycanhhanoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *