Kỹ thuật cắt tỉa cây hoa hồng sẽ có khá nhiều người không biết. Bài viết này Cây Cảnh Hà Nội sẽ hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa cây hoa hồng.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra. “Cắt tỉa hoa hồng như thế nào cho đúng kỹ thuật?“; “Phải cắt cành bao nhiêu cm sau khi hoa tàn?“; “Cắt cành như thế nào để cây cho ra nhiều hoa?“; “Chăm sóc cây hoa hồng như thế nào để cho ra hoa đúng dịp tết?“; “Quá trình chăm sóc sau khi cắt tỉa“.
Những thời điểm cần cắt tỉa cây hoa hồng
Một là cắt tỉa thường xuyên, hai là cắt tỉa khi hoa tàn và ba là cắt tỉa đồng loạt để cây ra mầm mới. Đây là 3 kỹ thuật cắt tỉa cần thiết cho cây hoa hồng.
Mục đích cần cắt tỉa cây hoa hồng thường xuyên để giữa dáng cho cây hoa hồng. Cắt những cành làm mất dáng của cây và tạo độ thông thoáng cho cây.
Cắt tỉa khi hoa tàn ngăn chặn việc cây tạo quả, để cây nuôi dưỡng mầm mới và cho ra hoa mới. Cắt những bông hoa đã tàn làm cây đẹp hơn có tính thẩm mỹ hơn.
Cắt tỉa đồng loạt để cây có thể tái tạo lại, ra những mầm non mới chất lượng hơn, và ra hoa đồng loạt đúng thời điểm bạn muốn.
Đây là những cách cắt tỉa hoa hồng được nhiều người chơi hồng kinh nghiệm hay dùng. Đôi khi cần phải xen lẫn những cách cắt tỉa để cây có thể đẹp và ra hoa đúng thời điểm.
Nếu cây hoa hồng có cành nhỏ bạn cần cắt sâu nhiều mắt để cây cho ra mầm mới mập và khỏe mạnh hơn. Những cành tăm nhỏ bạn có thể cắt bỏ để tránh hoa ra từ những cành tăm rất bé và xấu.
Cắt tỉa những cành tăm nhỏ là điều cần thiết cho sự phát triển của cây hoa hồng. Cách cắt tỉa cho cây hoa hồng leo rất đơn giản. Hãy cắt bỏ tất cả những cành tăm để lại những cành to khỏe để cây tập trung nuôi dưỡng. Đây là kỹ thuật cắt tỉa cho cây hoa hồng phát triển khỏe mạnh. Để các mầm ra không bị yếu, lưu ý những cành bị bệnh hay chết khô, đã hỏng cũng cần cắt hết. Để tránh tình trạng bệnh của cây sẽ bị lây lan.
Kỹ thuật cắt tỉa cành hoa hồng khi cây bị bệnh
Trường hợp cây bị mắc các bệnh như đen thân, chết khô hay bị hỏng cành. Cần cắt sâu xuống bên dưới vị trí hỏng khoảng 2-4 cm. Cắt xuống vị trí cành còn xanh không bị bệnh. Để tránh cây bị mắc bệnh lại bạn cần để những cảnh hỏng đã cắt tránh xa cây và bôi keo liền sẹo ngay sau khi cắt cành. Đây là một kỹ thuật chăm sóc các loại cây hoa hồng sau khi cắt cành.
Trường hợp cây có những cành đã quá già và kém, có hiện tượng cành vàng và khô cần phải cắt bỏ ngay. Những cành kém này không nên tiếc, nếu để lại sẽ cho ra mầm yếu và hoa nhỏ. Những cành cho ra mầm tốt khỏe mạnh là những cành bánh tẻ, to và khỏe mạnh.
Lứa hoa mới sẽ ra sau khi cắt tỉa cành khoảng 40 – 50 ngày. Cây hoa hồng thường xuyên cắt tỉa thì sẽ càng ra nhiều lứa hoa chất lượng. Bởi nếu cây tạo mầm mới cũng đồng nghĩa với việc cây tạo ra mầm hoa mới.
Tuy nhiên việc cắt tỉa cành hoa hồng cần phải xem tình trạng sức khỏe của cây. Nếu cây đang quá yếu, cần tránh cắt tỉa nhiều để cây cấp lại dinh dưỡng và nuôi cây khỏe mạnh hơn.
Sau khi cắt tỉa cành hoa hồng cần phải làm gì?
Sau quá trình cắt tỉa cành, cây sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để đây đẩy nhanh quá trình tái tạo mầm mới. Đây là quá trình quan trọng để cây phát triển khỏe mạnh, bón phân cho cây. Việc phun thuốc phòng chống bệnh trĩ, nấm cũng rất cần thiết để cây phục hồi và phát triển chồi mới.
Sau đó đến công đội xới tơi đất trên bề mặt cho cây, bổ sung phân bón NPK hoặc phận hoại. Lưu ý việc bón phân NPK cần nên hòa tan trong nước và tưới cho cây. Không nên bỏ phân trực tiếp vào trong đất sẽ làm cây bị sốc phân và yếu dần.