Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng trồng chậu. Đa số những cây hoa hồng được trồng trong chậu thường được nhân giống bằng phương pháp giâm, chiết cành. Những cây này đã phát triển ổn định. Bài viết này Cây Cảnh Hà Nội sẽ hướng dẫn cách trồng cây hoa hồng trong chậu. Và hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa hồng trong chậu.
Đặc điểm sống của cây hoa hồng
Đầu tiên cần phải hiểu về cây hoa hồng. Cây hoa hồng là cây ưa nắng và khô, không chịu được ngập úng. Nên việc đầu tiền cần làm trước khi trồng hoa hồng và chọn nơi kê đặt hợp lý. Nơi kê đặt chậu cây hoa hồng có đủ nắng hay không? Mỗi ngày cây hoa hồng cần ít nhất 4-5 tiếng hứng nắng. Tránh việc chậu cây hoa hồng bị ẩm thấp dẫn đén bị các bệnh như phấn trắng, nấm thân đen, nhện đỏ,…
Khi mua cây hoa hồng, thường cây đã được trồng trong chậu nhựa, nên cây đã có bộ rễ phát triển ổn định. Khi được nhà vườn chiết cành và chăm sóc cây mới, thì cây sẽ được phun rất nhiều loại thuốc kích thích để cây phát triển nhanh. Chính vì vậy mà cây hoa hồng phát triển khỏe nhưng theo cách không tự nhiên. Nên khi mua về cần phải trồng và chăm sóc theo cách tự nhiên nhất để cây dần thích nghi và khỏe mạnh.
Hướng dẫn cách trồng cây hoa hồng trong chậu
Chuyển cây hoa hồng sang chậu cây cảnh mới khi mua về. Cần chọn chậu cây có kích thước to hơn với bầu cây. Với chậu cây lớn thì lượng đất cung cấp chất dinh dưỡng sẽ nhiều giúp cây phát triển tốt hơn.
Giá thể đất trồng cây hoa hồng nên chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng. Nếu có thời gian thì nên tự làm đất giá thể, cũng rất đơn giản. Chỉ cần trộn đều đất, trấu, phân, than nghiền nhỏ và xơ dừa,..
Đáy chậu trồng cây hoa hồng nên lót một lớp xỉ than hoặc than củi giúp cho chậu cây thoát nước tốt hơn. Bởi đơn giản là cây hoa hồng không chịu được ngập úng.
Hướng dẫn chăm sóc cây hoa hồng trồng trong chậu
Cây hoa hồng trồng trong chậu mới cần được cung cấp chất dinh dưỡng. Lúc này cây hoa hồng đang cần chất dinh dưỡng để tái tạo rễ mới và nguồn dinh dưỡng để phát triển.
Lựa chọn phân bón cho cây hoa hồng nên dùng loại phân bón hữu cơ như: phân chuồng hoại, phân vi sinh, NPK,… Đây đều là các loại phân bón hữu cơ có sẵn trên thị trường, rất dễ tìm mua.
Nhưng cây hoa hồng mới trồng thì chỉ nên dùng phân bò hoại hay phân chậm tan. Bởi vì các loại phân bón này không làm cây bị xốc phân, cây không bị chết xót.
Cách bón phân: nên bón phân 1 – 2 lần 1 tháng. Với phân chuồng hoại thì cần khoảng hai nắm tay. Phân chậm tan thì cần ít hpn chỉ cần 1 nắm. Lưu ý nên bón xa gốc cây để cây nhận chất dinh dưỡng từ từ, tránh bị chết xót.
Để bộ rễ phát triển và cây có thể khỏe mạnh hơn, thì nên dùng thuốc kích rễ N3M. Cách dùng thuốc là rắc xung quanh gốc cây sau đó tưới nhẹ.
Tưới nước: Khi mới thay chậu cần tưới đẫm nước, giúp cây ổn định. Sau đó chờ đất khô mới bắt đầu tưới nước ổn định trở lại. Cây hoa hồng là cây ưa khô thoáng nên việc giữ chậu hồng khô thoáng cây sẽ kháng được sâu bệnh.
Cắt tỉa cho cây hoa hồng: Cây hoa hồng càng chăm cắt tỉa càng ra nhiều mầm và nụ. Nên việc cắt tỉa cho cây hoa hồng là hết sức cần thiết. Cần tỉa bớt hoặc tỉa hết các cành tăm yếu kém, giữa lại những cành to khỏe mạnh. Để chồi mới đâm lên mập và khỏe sẽ cho ra nhiều hoa hơn. Khi hoa đã tàn nên cắt hết để tránh việc cây tạo quả hút hết chất dinh dưỡng.