Xương rồng được biết đến là một loại thực vật đa dạng, được phân chia thành nhiều chi và nhiều loài khác nhau. Lá cây, thân cây và rễ chứa nhiều nước để chúng có thể tồn tại được trong điều kiện khô hạn (thường là sa mạc) . Nó thể hiện cho sức sống vô cùng mãnh liệt của con người. Dù hoàn cảnh sống có khó khăn như thế nào, họ cũng sẽ vượt lên và khẳng định được bản thân mình. Vì vậy, ngày nay hình ảnh cây xương rồng trong đời sống trở nên gần gũi hơn khi con người đem giống cây trồng này lai tạo và đa dạng với nhiều kiểu dáng khác nhau.
Dưới đây là 6 giống cây xương rồng đã được lai tạo đa dạng với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau như hình cầu, hình trụ, hình tròn được mọc đơn hoặc thành bụi nhỏ với nhau. Hoa của các loại cây xương rồng này vô cùng phong phú: hồng, tím, vàng, trắng,…
Mỗi loại xương rồng có những đặc tính và kỹ thuật chăm sóc khác nhau đòi hỏi bạn phải bỏ công tìm hiểu một chút. Cây Cảnh Hà Nội sẽ giới thiệu bạn từng tips chăm sóc phù hợp cho mỗi loại cây dưới đây:
Xương rồng càng cua
Xương rồng càng cua hay còn được gọi là xương rồng giáng sinh, lan càng cuacó tên khoa học là Schlumbergerax buckley là một trong các loại cây xương rồng phổ biến hiện nay.
Tips chăm sóc:
Lan càng cua là một loại xương rồng nở hoa rất đẹp, màu sắc rực rỡ và thích hợp trồng trong chậu. Bạn nên trồng cây càng cua trong chậu sâu khoảng 20cm có đất khô, xốp và dễ thoát nước, đồng thời giữ nó khô ráo vào mùa đông.
Sau quá trình chăm sóc khoảng 3-4 tháng, cây bắt đầu ra nụ. Bạn cần phải chăm sóc cẩn thận, nếu đất quá khô hoặc quá nhiều nước nụ hoa sẽ bị rụng. Để thúc cây ra hoa, bạn nên bón phân NPK 1 tháng/ 1 lần trong suốt mùa hè theo tỷ lệ 10-30-10, đồng thời phải đảm bảo cây được cung cấp đủ ánh sáng.
Cây càng cua bắt đầu ra nụ vào mùa thu đông nhiệt độ vào khoảng 13 độ C. Ở Việt Nam, chúng phát triển tốt ở miền Bắc hoặc trong môi trường máy lạnh. Xương rồng càng cua sinh trưởng nhanh và cho hoa rất đẹp, do đó bạn nên tỉa bớt một số cành nhánh phía dưới gốc điều này sẽ giúp cho cây luôn thẳng và mập nhé.
Xương rồng chuỗi ngọc bi
Chuỗi ngọc bi hay còn có tên khoa học là Sedum morganianum, một loại xương rồng có nguồn gốc từ Mexico. Lá của nó hình bi xếp chéo nhau, mọc dài xuống đất đến hơn 30 cm. Lá của chúng có màu xanh hoặc màu xanh xám. Đây là loại cây ưa sáng, dễ chăm sóc, được trồng làm cảnh, Thường được trồng ở các dạng giỏ treo trong nhà hay ngoài abn công.
Tips chăm sóc:
Lưu ý quan trọng là bạn phải luôn giữ đất xốp, nhẹ và thoáng nước. Giống với các loại cây xương rồng khác, loài xương rồng chuỗi ngọc bi này ít khi ra hoa. Nhưng nếu bạn chăm sóc tốt, chúng sẽ nở hoa rất đẹp. Hoa của chisng thường có màu hồng hoặc màu đỏ mọc cuối thân.
Để cho hoa nở đúng như móng muốn, bạn nên bón phân NPK theo tỷ lệ 10-10-10 một lần vào mùa hè. Chuỗi ngọc bi có hình dáng đẹp bởi hàng trăm chiếc lá nhỏ, căng tròn rủ xuống quanh thân. Mặc dù là cây ưa ánh sáng nhưng nếu tiếp xúc với ánh nắng từ trưa đến chiều sẽ dễ dẫn đến hư lá hay rụng lá. Vì vậy, khi chăm sóc bạn cần lưu ý điều này nhé.
Xương rồng bát tiên
Xương rồng bát tiên có tên khoa học là Euphorbia milii là một loại xương rồng được du nhập từ vùng Madagascar. Cây có thể nở quanh năm nếu có đủ ánh sáng. Xương rồng bát tiên cũng là một trong những cây cảnh đẹp. Nó có những chiếc lá hình thìa mọc ra từ thân cây tại đầu của những chiếc gai, còn hoa là vô số những chiếc lá nhỏ khác xếp vòng tròn vào nhau. Đặc biệt, bạn có thể không nhận thấy những bông hoa vì chúng quá nhỏ, bạn chỉ có thể thấy màu đỏ, màu cá hồi, hoặc màu vàng mọc ra từ thân của chúng.
Tips chăm sóc:
Với các loại cây xương rồng, giai đoạn ra hoa là khó chăm sóc nhất. Bạn phải đảm bảo cung cấp đủ nước và ánh sáng cho cây. Nếu thiếu nước, cây sẽ bị rụng lá, tuy nhiên nó sẽ mọc lại lá mới sau đó vài tuần khi được đủ nước. Xương rồng bát tiên chỉ thích hợp với mức ánh sáng trung bình. Để cây phát triển tốt, bạn nên bón phân ba lần vào mùa hè bằng cách sử dụng NPK theo tỷ lệ 10-30-10, hoặc sử dụng cá loại phân chuyên dùng cho bón thúc nhé.
Xem thêm: Cách chăm sóc cay dạ yến thảo ra hoa quanh năm
Xương rồng ngọc bích
Xương rồng ngọc bích có tên khoa học là Crassula ovate – một loại cây cảnh trồng trong nhà rất được ưa chuộng vì lý do nó rất dễ trồng và phát triển nhanh. Là một loại cây bản địa của Nam Phi.
Tips chăm sóc:
Xương rồng ngọc bích hầu như không cần nước, vì vậy bạn chỉ cần tưới ít nước hoặc để đất khô hoàn toàn. Những người làm vườn thường chỉ tưới nước cho cây khi những chiếc lá bắt đầu quăn lại hoặc mất màu xanh bóng của nó. Đây là những dấu hiệu bạn cần để ý để chăm sóc cây đúng cách. Xương rồng ngọc bích sẽ bị rụng lá và bị chết nếu bị ngập úng nước.
Phân NPK được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Bạn nên bón phân ba lần trong mùa hè với tỷ lệ cân bằng 10-10-10.
Xương rồng ngọc bích thường được trồng trong các chậu bằng đất nung rộng, điều này giúp không khí lưu thông qua đất và giữ cân bằng cho chậu cây. Bạn không nên trồng cây trong chậu quá nhỏ bởi vì bộ rễ của xương rồng khi cây phát triển có xu hướng nổi lên mặt đất, dễ gây ra đổ chậu. Với đặc tính phát triển nhanh, lá mọc dày nên cây cũng rất dễ uốn tỉa để tạo hình dáng nghệ thuật.
Xương rồng cầu vồng
Xương rồng cầu vồng có tên khoa học là Pincushion Cactus (Mammillaria) có nguồn gốc từ Mêxico. . Xương rồng cầu vồng ưa ánh sáng mặt trời, đặc biệt cây tuy nhỏ nhưng nở nhiều hoa và rất đẹp. Thân xương rồng có nhiều gai. Bạn hãy cẩn thận với những chiếc gai trông tinh tế nhưng khó có thể kéo ra khỏi da nếu bạn vô tình đâm phải.
Tips chăm sóc:
Để có một chậu cây xương rồng pincushion đẹp, bạn cần cung cấp đầy đủ ánh sáng. Bạn nên nhớ đất phải khô và thoát nước sau khi tưới. Vào mùa đông bạn chỉ cần tưới một chút nước để cung cấp cho cây độ ẩm cần thiết. Để bổ sung dưỡng chất cho cây, bạn nên sử dụng phân bón NPK, bón ba lần chỉ trong mùa hè theo tỷ lệ cân bằng 10-10-10.
Cây xương rồng đá (cây xương rồng tiểu cảnh)
Cây Sen đá cũng là một trong những cây tiểu cảnh thuộc họ xương rồng. Những loài xương rồng đó này có kích thước nhỏ, dễ dàng di chuyển. Đây là loại cây tiểu cảnh được giới văn phòng rất yêu thích. Thường trong các doanh nghiệp, trên mỗi bàn làm việc đều đặt một chậu cây xương rồng đá này.
Chúng vừa có tác dụng hấp thụ các tia bức xạ, vừa tạo ra thú vui cho nhân viên làm việc. Hơn nữa những loài xương rồng tiểu cảnh này cũng thường được chọn làm quà tặng ý nghĩa cho bạn bè.
Tips chăm sóc:
Khi được trồng làm cây cảnh trong nhà hoặc ngoài sân vườn, bạn chỉ cần tưới ít nước. Bạn phải đảm bảo đất luôn khô và thoát nước ngay sau khi tưới vì quá nhiều nước là nguyên nhân khiến cây bị thối rữa. Đặc biệt, nếu bạn trồng trong môi trường máy tính nên hạn chế nước nhé, tránh việc chết một chậu cây oan uổng.
Để nhân giống, bạn có thể tỉa những mầm cây của chúng và trồng vào những chậu khác. Những vết cắt từ thân cây sẽ nhanh liền khi gặp nước hoặc bạn có thể băng chúng lại bằng một mảnh vải nhỏ.
Cùng xem thêm một số hình ảnh về loại cây xương rồng tiểu cảnh này nhé.
Thật ra, chăm sóc các loại cây xương rồng trên cũng không quá khó khăn như bạn nghĩ. Chỉ cần để ý một số tips mà Cây Cảnh Hà Nội lưu ý là bạn có thể trở thành người có “khiếu trồng cây” rồi.
Nếu bạn có ưng ý loại xương rồng trong các gợi ý trên hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 088.66.22.088 để được tư vấn và báo giá nhé.
Xem tiếp: Review top 5 cây cảnh nội thất “đắt địa” trên thị trường hiện nay