Cây mắc khén cũng tương tự như cây mắc mật là một loài cây gia vị của vùng núi Tây Bắc, cây thường dùng để tẩm ướp cho các món thịt, cá… giúp món ăn thêm thơm ngon và hấp dẫn. Hơn nữa loài cây này còn có khả năng điều trị xương khớp ở người cao tuổi cùng nhiều công dụng hữu ích khác. Chính vị vậy cây mắc khén được nhiều người yêu thích và lựa chọn.
Cây mắc khén là gì?
Cây mắc khén còn có tên gọi khác là: cây cóc hôi; cây hoàng mộc hôi; cây sẻn hôi; cây vàng me; cây hạt mắc khén; cây hạt sẻn; cây xuyên tiêu; cây sưng; cây hoàng lực; cây sẻng vàng; cây quả mắc khén.… với tên khoa học là Zanthoxylum rhetsa thuộc chi Hoàng mộc, họ Cam Quýt (Rutaceae).
Mắc khén thường mọc hoang nhiều trong các khu rừng cận nhiệt đới, nhiệt đới ở Nêpan, Ấn Độ, Trung Quốc, …. Tại nước ta, cây có nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang….
Đặc điểm nhận biết của cây mắc khén
Mắc khén là loại cây khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là đối với người dân ở khu vực phía Bắc.
- Đây là loại cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm có chiều cao khi trưởng thành có thể lên đến 18m. Trên thân cây Mắc khén có nhiều cành nhánh, vó thân cây mọc nhiều gai.
- Lá mắc khén dạng kép lông chim có màu xanh đậm. Cuống lá hơi tròn, đầu của lá nhọn, ở giữa lá có gân chính. Mặt trên và mặt dưới ở khu vực gân chính đều có gai.
- Hoa Mắc khén nhỏ, hoa có màu vàng, mọc từ kẽ lá theo từng chùm, có mùi rất thơm. Mùa hoa của cây kéo dài từ tháng 6 đến tháng 7 dương lịch hằng năm.
- Quả Mắc Khén có hình tròn, có mùi thơm đặt trưng, lúc tươi quả màu xanh lá cây, khi chín quả có màu đen óng. Thời điểm thu hoạch quả rơi vào tháng 11 dương lịch hằng năm.
- Hạt dổi mắc khén nhỏ, hình cầu, màu nâu đen, vị cay, mùi rất thơm giống mùi vỏ cam.
Cây Mắc khén có mấy loại?
- Hiện nay, trên thế giới chỉ có 1 loại để lấy hạt mắc khén, ngoài ra còn có 1 loại cây gỗ lấy hạt làm gia vị tương tự như loại cây này là cây tiêu rừng. Cây tiêu rừng là cây đặc sản ở Tây Nguyên có thân khác với Mắc Khén ở Tây Bắc.
Phân biệt hạt hoa tiêu và mắc khén
Rất nhiều người nhầm lẫn hạt hoa tiêu và hạt mắc khén, vì chúng cũng tương đối giống nhau. Tuy nhiên chỉ cần chú ý quan sát một tý thì có thể dễ dàng phân biệt được.
So sánh | Cây hạt mắc khén | Cây hạt tiêu rừng |
Mùi | Thơm như vỏ cam, dịu lạ | Mùi thơm của hồi, chanh, long não, nhục đậu khấu và Even Gol |
Vị | Hậu khi ăn sẽ có vị cay ấm, hơi tê tê ở lưỡi | Cay, tê rõ rệt hơn Mắc khén |
Màu | Khi chín hạt có màu đen óng | Khi chín hạt có màu nâu |
Hình ảnh |
Cây mắc khén có tác dụng gì?
Mắc Khén là loài cây gia vị được nhiều người yêu thích bởi loài cây này có những công dụng hữu ích trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳn hạn như:
Tác dụng trong ẩm thực: Mặc Khén là loại cây gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người dân tộc Thái, dân tộc Mường…. tạo nên tên vị đặc trưng cho các món đặc sản của người dân miền núi phía Bắc.
Tác dụng chữa bệnh: Hạt Mặc Khén có vị cây, tính ấm chứa tinh dầu kháng khuẩn nên thường dùng khi bị nhiễm lạnh, đau nhức xương khớp rất hữu hiệu.
Tác dụng xoa bóp: Hạt mắc khén khô đem ngâm rượu khoảng 2 – 3 tháng sẽ thành một loại thuốc cồn xoa bóp giúp làm giảm các vết máu tụ, bầm tím, đau nhức tê bại hệ cơ, xương, khớp.
Giá trị về kinh tế: Hạt mắc khén có giá thành khá cao được rao bán trên thị trường. Tùy vào dạng thô hay đã qua chế biến mà có giá hạt khác nhau, giá hạt mắc khén trung bình từ 200 – 300 nghìn VNĐ/1kg hạt khô.
Cách trồng và cách chăm sóc cây mắc khén
Cây Mắc khén sinh trưởng và phát triển rất tốt, chúng tương đố dễ trồng và không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc. Tuy nhiên, để cây mắc khén phát triển tốt chỉ cần đảm bảo các yếu tố dưới đây.
Đất trồng mắc khén: Mắc khén không kén đất tuy nhiên rất thích hợp trồng đên đất tơi xốp, giàu cất dinh dưỡng và thoát nước tốt.
Ánh sáng: Mắc khén ứa sáng, nên trồng cây ở những nơi có ánh sáng chiếu vào, đối với cây con thì nên che nắng khi trời nắng to.
Tưới nước: tưới nước thường xuyên cho cây khoảng 2 lần vào lúc 6h sáng và 5h chiều.
Nhân giống: Cây Mắc khén được trồng chủ yếu bằng phương pháp chiết cành và gieo hạt.
- Đối với phương pháp chiết cành, nên chọn những cây gốc khỏe, to, sai quả, ít bị sâu bệnh.
- Đối với phương pháp gieo hạt: chọn hạt giống mẩy, chắc, đen bóng. Trước khi gieo hạt cần ngâm nước tầm 12 tiếng, sau đó vớt hạt giống ra ủ ẩm đợi đến khi hạt nứt nanh rồi đen gieo hạt
Thu hoạch: Hạt mắc khén sẽ được thu hoạch vào mùa đông, vì thân cây có gai nên người dân thường dùng vợt để hái xuống.
Giá hạt mắc khén bao nhiêu và mua ở đâu uy tín?
Hiện nay trên thị trường, giá bán cây mắc khén tùy thuộc vào kích thước, mẫu mã và vùng miền. Ngoài ra, nếu mua cây giống số lượng nhiều sẽ có những mức giá ưu đãi.
Cây Mắc Khén hiện nay khá đa dạng và chất lượng cũng khác nhau, do đó bạn cần tìm mua ở những cửa hàng, shop, điểm bán hàng uy tín.
- Giá quả mắc khén tươi: 10.000vnđ cho một chùm( hạt mắc khén tươi chỉ được bán vào mùa đông)
- Giá hạt Mắc khén khô: 170.000 – 190.000 vnđ/kg( giá bán sẽ giao động tùy vào từng thời điểm, khi bạn mua hạt chính vụ giá sẽ ổn hơn khi mua trái vụ).
Để mua được giống cây Mắc khén đạt chuẩn có thể đến các nhà vườn uy tín, viện nghiên cứu giống cây trồng và trên các sàn thương mại điện tử… Nếu bạn đang ở Hà Nội có thể ghé ngay đến các cửa hàng của Cây Cảnh Hà Nội để mua cây.
Trên đây là những thông tin về cây Mắc khén, nếu bạn có thắc Mắc hoặc muốn mua cây hãy liện hệ này với Cây Cảnh Hà Nội để được các chuyên gia cây trồng của của chúng tôi giải đáp. Cây Cảnh Hà Nội hân hạnh được phục vụ!