Cây Siro là loại cây cảnh, cây ăn quả cũng tương đối quen thuộc đối với nhiều người, chúng có sức sống mãnh liệt, kháng bệnh tốt, không kén chọn đất nên được trồng nhiều và mang đến nhiều công dụng tuyệt vời. Sau đây, cùng Cây Cảnh Hà Nội tìm hiểu chi tiết hơn về loại cây này nhé!
Cây Siro là gì?
Cây siro hay còn gọi là cây si rô, cây xi rô, cây kiểng siro, cây cảnh siro… được biết đến với tên khoa học là Carissa carandas L, thuộc họ trúc đào, xuất xứ từ Indonesia, Ấn Độ.
Cây Si Rô là một loại cây rừng được mọi người mang về trồng làm cây ở quanh nhà có nguồn gốc từ một số nước tại khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam. Tại nước ta cây thường được trồng nhiều ở khu vực miền Nam.
Để tìm hiểu thêm về đặc điểm của cây bạn có thể tham khảo sản phẩm: Cây Siro
Cây si rô có mấy loại?
Hiện nay trên thị trường cây siro có 3 loại khác nhau, mỗi một loại đều có đặc điểm riêng nên cũng dễ dạng phân biệt giữa chúng.
- Cây siro đỏ: Đây là loài cây rất phổ biến ở miền Nam nước ta, siro đỏ có quả khi còn non có màu tím khi chin sẽ chuyển dần san màu đỏ và rất mọng. Đặc biệt thân của cây si rô đỏ có rất nhiều cành lá âm tùm và thường mọc thành từng bụi.
- Cây siro Đài Loan: loại cây này rất phổ biến tại Đài Loan, cây sở hữu những chiếc lá rất nhỏ, mặt trên lá bóng, cho quả to và sai quả, thường ra trái quanh năm. Cây Siro Đài Loan khi chin chó vị chua ngọt dịu rất dễ ăn.
- Cây Siro Thái: cũng được trồng phổ biến, quả của cây thường mọc thành chùm nhỏ khi chính cũng có màu đỏ và mọng, loại cây này ra trái quanh năm, trái to và dài hơn rất nhiều so với siro thường.
Ý nghĩa cây si rô
Cây si rô với những chùm quả mọng đỏ nên theo quan niệm phong thủy cây siro có khả năng xua đi những điều xui xẻo, mang đến may mắn, điềm lành, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy mọi người thường lựa chọn trồng cây si rô ở cổng, trong sân vườn, hoặc trước cửa nhà.
Công dụng của cây si rô trong cảnh quan
- Đối với những cây si rô có kích thước nhỏ, cây bonsai siro rất phù hợp để trang trí cảnh quan nơi có diện tích hẹp như nhà phố, cơ quan, quán cà phê… mang đến vẻ đẹp sinh động, tươi vui và đầy sức sốngm, đây chính là giá trị cây siro mang đến cuộc sống để thực hiện sứ mệnh của mình.
- Đối với những cây si rô có kích thước lớn có thể trồng sân vườn ở khuôn viên công sở, công ty, sân vườn biệt thự… ngoài tôn tạo cảnh quan đẹp tăng tính thẩm mỹ cho không gian cây còn mang đến may mắn, tài lộc, sự sum vầy, ấm cúng.
- Cây si rô có kích thước nhỏ gọn rất phù hợp trang trí cảnh quan nơi có diện tích hạn chế như nhà phố, cơ quan, công sở, quán cà phê… mang đến vẻ đẹp sinh động, tươi vui, đầy sức sống.
- Ngoài ra, tất cả các bộ phận của cây bao gồm: lá, quả, hoa, thân, rễ đều được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt quả của cây còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng.
Trái siro có tác dụng gì? Cây siro ăn được không?
Cây siro có ăn được không? Cây si rô cho quả, quả của cây chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, khi chín có mùi thơm và vị chua ngọt rất đặc trưng. Đặc biệt khi sử dụng còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dưới đây là một số lợi ích mà không thể bỏ qua của cây siro phải kể đến như: cải thiện hệ tiêu hóa, hạ sốt, cải thiện hệ thần kinh, tốt cho tiêm mạch,…
- Tốt cho tim mạch: Duy trì sử dụng nước ép siro sẽ rất tốt cho hệ tim mạch. Một tuần dùng từ 2 đến 3 ly nước ép sẽ giúp nâng cao sức khoẻ của hệ tim mạch, giảm nguy cơ đau tim, giúp lưu thông máu
- Cải thiện hệ tiêu hoá: sử dụng nước ép si rô mỗi ngày sẽ xoa dịu dạ dầy và loại bỏ tình trạng đầy bụng vì trong trái si rô có chất Pectin sẽ giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hoá. Chất xơ hoà tan làm thúc đẩy quá trình hoạt động của tiêu hoá từ đó hỗ trợ và điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày.
- Hạ sốt: Quả siro có hàm lượng vitamin C rất cao nên sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng và chống lại được các bệnh nhiễm trùng. Giúp cơ thể nhanh hồi phục sức khoẻ sau khi ốm.
- Cải thiện tinh thần: Nếu ăn quả cây sirô thường xuyên sẽ rất tốt cho tinh thần. Magie và vitamin trong quả sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất serotonin để cải thiện tinh thần.
Cách trồng và chăm sóc cây Siro đơn giản sai quả
Cây si rô cũng tương đối dễ trồng và tốn không quá nhiều thời gian để chăm sóc. Nếu chưa biết cách trồng và chăm sóc cây có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.
Cách nhân giống cây si rô
Cây giống siro thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành và ươm cây từ hạt.
Cách ươm hạt cây siro
Mùa xuân là mùa thích hợp nhất để ươm hạt giống cây siro. Đầu tiên người trồng cần lựa chọn những hạt giống có chất lượng tốt để ươm. Ngâm hạt giống trong nước có nhiệt độ khoảng 30 đến 45 độ C để thúc đẩy hạt nhanh ra chồi.
Cách trồng cây siro từ hạt: người trồng gieo hạt xuống một mảnh đất nhỏ rồi phủ lớp trấu hoặc rơm lên. Khi chồi đã bắt đầu nhú thì mới bỏ lớp phủ ra.
Cách chiết cây siro
- Đầu tiên cần lựa chọn cây khỏe mạnh và phát triển tốt để trồng. Dùng dao cắt khoanh tròn tại cành cần chiết ở 2 đầu và cách nhau từ 4 – 5cm. Dùng dao bóc vỏ tại khu vực vừa khoanh tròn.
- Sâu đó Chuẩn bị đất để bó bầu, có thể dùng xơ dừa ẩm để bó. Sau khi bó từ 20 ngày có thể thực hiện chiết cành được và mang ra trồng tại khu vực đất đã được chuẩn bị trước.
Cách trồng cây siro
Cách trồng cây siro trong chậu
- Bước 1: Lựa chọn chậu có kích thước phù hợp với bầu cây si ro.
- Bước 2: Chuẩn bị loại đất tơi xốp, thoát nước tốt trộn với một ít phân để làm tăng chất dinh dưỡng trong đất
- Bước 3: Tiến hành đào một cái hố vừa bằng với bầu cây.
- Bước 4: Tháo lớp bọc nilong của bầu cây siro rồi đặt xuống hố lấp đất lại.
- Bước 5: Tưới một lượng nước nhỏ lên đất để duy trì độ ẩm.
Trồng cây siro bonsai
Cây siro bonsai thường có kích thước nhỏ, có thể sử dụng cây giống tạo ra từ phương pháp ươm hạt, chiết cành hoặc trồng cây con để trồng cây si rô bonsai.
- Bước 1: Trộn đất với phân bón và sơ dừa ẩm để kích thích cây ra rễ nhanh hơn.
- Bước 2: đât cây si rô con có đầy đủ thân, rễ, cành, lá vào rồi lấp đất lại tưới một lượng nước lên đất.
- Bước 3: Sau một khoảng thời gian trồng, người trồng có thể tạo dáng cho cây, dùng keo cắt tía bợt phần cành lá để tạo thế dáng đẹp cho cây rồi sử dụng dây uốn cành bằng đồng hoặc kẽm để uốn.
Cách chăm sóc cây siro
- Nước tưới: Cây có nhu cầu nước trung bình, chỉ nên tưới nước vừa phải cho cây để tránh tình trạng ngập úng bị thối rễ. Mỗi ngày chỉ nên tưới 1 lần là đủ.
- Đất trồng: Cây si rô không kén đất trồng vì vậy có thể trồng ở bất cứ loại đất nào đều được. Tuy nhiên nên chọn đất trồng có khả năng thoát nước tốt để tránh bị ngập úng.
- Ánh sáng và nhiệt độ: Nên trồng cây tại những nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ mát mẻ để cây phát triển. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng đó là từ 16 đến 30 độ.
- Bón phân: Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất. Nên bón thêm phân đa vi lượng như: NPK, hữu cơ, phân vi sinh hàng tháng.
Một số câu hỏi thường gặp về cây siro
Cây siro giá bao nhiêu? Mua giống cây siro ở đâu?
- Cây si rô là loại cây ăn quả cũng đang rất được ưa chuộng hiện nay, giá bán cây si rô cũng phụ thuộc vào kích thước, giống cây siro giá dao động từ 50k – 200k/cây. Bên cạnh đó, nếu mua số lượng lớn thì giá cây siro giống sẽ thấp nên.
- Giá bán cây siro lớn sẽ đắt hơn từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đồng so với cây si rô giống. Để mua được cây giống si rô bạn có thể liên hệ trực tiếp đến các nhà vườn hoặc mua online. Nếu ở Hà Nội có thể ghé các cửa hàng của Cây Cảnh Hà Nội để mua giống cây si rô chất lượng, nhiều kích thước.
Cây Siro trồng bao lâu có trái?
- Cây si rô là một loại cây cho ra trái rất nhan, chỉ cần trồng cây Siro giống sau 12 tháng là có trái và sau khoảng 3 tuần quả chín đã có thể thu hoạch được. Trong đợt thu hoạch đầu tiên cây có thể cho ra ít trái, nhưng vào các vụ sau cây sẽ ra nhiều trái hơn.
- Quả si rô nếu được thu mua có thể từ 100k-200k/ kg, đây cũng là giá trị của cây siro mang đến cho người trồng khi thu hoạch quả để bán nhằm giúp tăng thêm thu nhập.
Cây Siro có gai không?
Cây siro là một loại cây có gai và rất dễ sống mà không cần phải chăm sóc quá nhiều. Đến mùa, cây ra trái rất sai và có màu đỏ, quả mọng. Vì vậy loài cây này thường được lựa chọn trồng nhiều tại sân vườn hoặc các vườn cây của đô thị.
Cây Siro có trồng được tại miền Bắc không?
Cây si rô có thể trồng ở miền Bắc, tuy nhiên tỉ lệ cây phát triển tốt và cho quả không nhiều như trồng ở Miền Nam, vì cây ưa sống trong môi trường mát mẻ, không chịu được nắng nóng gắt. Khi trồng trong khí hậu miền Bắc quá nóng gắt vào mùa hè, và lạnh buốt giá về mùa đông nên cây sẽ thể phát triển chậm hơn và ít sai trái được.
Trên đây là thông tin về cây si rô mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây si rô cũng như cách trồng chăm sóc để cây sai trái. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn mua cây siro giống có thể liên hên ngay với Cây Cảnh Hà Nội, chúng tôi hân hạnh được phục vụ bạn!