Những loài cây hoa leo ban công khoe sắc làm điểm nhấn và nơi thư giãn cho ngôi nhà bạn. Tuy nhiên, chúng thường hay có các bệnh thường gặp trên cây hoa leo mà ta thường không để ý vì cùng một giống cây nhưng có người trồng ra một ban công xanh mướt rực rỡ sắc hoa còn có người trồng cây lại bị hư, còi cọc không được đẹp và tươi tốt, nguyên nhân chủ yếu là chưa biết cách chăm sóc và phòng tránh xử lý các bệnh thường gặp trên cây hoa leo ban công.
Vậy trồng cây hoa leo ban công sân vườn nhà cần chú ý đến những loại bệnh nào, cùng Cây Cảnh Hà Nội tìm hiểu qua bài viết sau để cây hoa nhà bạn luôn xanh tốt nhé!
Bệnh cây hoa leo ban công nguyên nhân do đâu?
Mỗi loại cây sẽ có một đặc tính sinh thái, sinh lý khác nhau vì thế để chăm cây luôn tươi tốt cần hiểu rõ để quá trình chăm sóc được dễ dàng và giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt nhất, đặc biệt là đối với các loại cây hoa leo ban công với diện tích ít và thường được trồng trong chậu hạn chế về mặt dinh dưỡng và không tránh khỏi sự xâm hại của bệnh làm ảnh hướng đến sự sinh trưởng và phát triển tự nhiên của cây.
Bệnh cây hoa leo ban công có thể chia làm hai nhóm chính thường thấy: bệnh không truyền nhiễm và bệnh truyền nhiễm.
Đối với bệnh không truyền nhiễm, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: đất đai, độ ẩm, nhiệt độ, lượng nước tưới, phân bón không phù hợp. Để phòng ngừa, khắc phục tình trạng bệnh này cho cây hoa leo ban công thì cần lưu ý về điều kiện sinh trưởng, cải thiện đất trồng và các biện pháp chăm sóc cho thích hợp với từng loại cây.
Đối với bệnh truyền nhiễm là những bệnh gây ra bởi các sinh vật như: nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, sâu bọ,..Những sinh vật này có thể sinh sản và lây lan nhanh gây ra các tác hại nghiêm trọng hơn các bệnh không truyền nhiễm. Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm có thể là do môi trường trồng cây không sạch cần cải thiện điều kiện môi trường, kỹ thuật trồng, chăm sóc cùng một số biện pháp xử lý bệnh để nâng cao tính chống chịu bệnh và giảm bớt nguồn lây bệnh.
Một số bệnh thường gặp trên cây hoa leo ban công và cách phòng trừ
Bệnh bồ hóng thường gặp trên cây dây leo ban công
Bồ hóng là hiện tượng lá cây xuất hiện chi chít những chấm đen, sau đó phát triển nhanh chóng thành những đốm màu đen che hết mặt lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự quang hợp của cây.
Đây là một trong những bệnh rất thường gặp với các loại cây dây leo trồng ban công, leo giàn. Bệnh này thường xuất hiện khi môi trường có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và không gian không được thông thoáng gió. Tác nhân bệnh là do nấm Capnodium sp. gây ra, nấm phát triển trên chất tiết của rệp sáp và sống nhờ chất dịch này.
Để xử lý cần cải thiện môi trường trồng cây, tạo không gian thông thoáng, bón phân đủ lượng phân, tưới đủ độ ẩm cho cây. Thường xuyên cắt tỉa cành lá, không trồng cây quá dày, kín dẫn đến thiếu ánh sáng. Không trồng chung cây đang nhiễm bệnh bồ hóng với các cây khỏe.
Đối với các loại cây hoa leo ban công chung cư khi mắc bệnh sẽ khó để dùng các loại thuốc trừ sâu đặc trị, vì thế phòng ngừa là cách tốt nhất. Nếu cây có hiện tượng bị bệnh thì có thể pha nước xà phòng phun kỹ trên lá cây sẽ làm cho nấm bồ hóng bong, trôi đi.
Bệnh do nấm hay gặp trên cây dây leo ban công
Bệnh nấm mốc trên cây hoa leo
Trồng cây hoa leo ban công là một cách tuyệt vời để trang trí và giúp tạo mảng xanh, thanh lọc không khí của ngôi nhà. Nhưng thật không may khi cây bị nhiễm bệnh, thường thấy nhất là bệnh nấm mốc.
Nấm là nhóm vi sinh vật gây hại cho cây khá phổ biến, điển hình là nấm mốc trắng. Nấm xuất hiện do một số nguyên nhân như: lượng nước tưới cho cây quá nhiều, cây trồng thiếu ánh sáng mặt trời, bảo dưỡng chưa đúng cách.
Nấm mốc có thể phát triển trên đất hoặc trên lá cây, chúng gây hại cho cây và ảnh hưởng đến sức khỏe của người sống trong nhà. Chính vì thế, cần xử lý nấm mốc ngay khi chúng xuất hiện để tránh nấm lây lan trên diện rộng.
Xử lý nấm mốc xuất hiện trên đất
Để xử lý nấm mốc trên đất khi chúng xuất hiện, cần loại bỏ phần đất có chứa nấm, dùng thìa hoặc xẻng làm vườn xúc bỏ phần đất đó đi. Tuy nhiên, trường hợp lượng nấm mốc quá nhiều hoặc nấm đã lan vào chậu cây không thể xử bằng cách xúc bỏ lớp đất mà cần thay lớp đất mới cho cây.
Sau khi bỏ đất hoặc trồng cây bằng đất mới, chúng ta cần để cho đất khô trước khi tưới nước. Đối với những loại cây hoa leo ban công cần đất ẩm thì chờ cho lớp đất bề mặt khô rồi tưới, hoặc chờ cho 5-7 cm lớp đất trên bề mặt khô rồi mới tưới. Cần để cho đất khô như vậy giữa các lần tưới nước.
Để phòng ngừa nấm quay lại chúng ta cần sử dụng chất chống nấm cho vào đất, vì các bào tử nấm có khả năng lây lan và quay trở lại. Có thể dùng quế hoặc giấm táo, muối nở rắc lên bề mặt đất như một lớp áo chống nấm tự nhiên, ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc mà không ảnh hưởng đến cây trồng. Bên cạnh đó, cần dọn lá cây, cành cây mục ra khỏi đất, cắt tỉa cây để ngăn chặn nấm mốc tốt hơn.
Xử lý nấm mốc xuất hiện trên lá cây hoa leo
Khi phát hiện nấm mốc trên các cây hoa leo ban công, cần tách riêng cây nhiễm bệnh và cây khỏe. Dùng giấy khăn nhúng ướt và lau sạch nấm mốc trên lá cây, cần thay khăn mới khi đã dùng hết mặt sạch của khăn, nếu không dễ làm lây lan nấm hơn. Nếu sau khi lau lá, vẫn thấy nấm mốc nghĩa là chúng vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn, dùng dao sạch cần cắt bỏ các lá nhiễm nấm, vứt ngay các lá cây sau khi cắt. Sau khi lau, xử lý cắt bỏ lá, cần xịt thuốc diệt nấm cho cây để ngăn ngừa nấm tái phát.
Nấm có hại khác
Nấm là động vật dị dưỡng, không có diệp lục và sinh sản bằng bào tử, có khoảng 30 loại nấm khác nhau cây hại cho cây hoa. Khi nấm xuất hiện và lây lan thường dẫn đến các hậu quả như: làm lá cây khô cháy, cành khô héo dần, làm thối quả, tạo các vết nâu và làm gốc cây bị teo, héo dần và chết.
Với các loại cây hoa leo ban công ngoài nấm mốc trắng, cần chú ý thêm nấm gây ra những đốm nâu, vàng, sương mai,..hại cây và hoa. Nguyên nhân chủ yếu thường là do lượng phân bón, môi trường ẩm ướt và cây trồng quá dày tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển.
Vì thế, cần chú ý đến môi trường tránh đất quá ẩm ướt, cắt tỉa tạo không gian thông thoáng, loại bỏ các bộ phận hoặc cây bị nấm gây hại. Lưu ý, khi mua cây cần chọn những cây khỏe mạnh không bị hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Bệnh do vi khuẩn, virus thường gặp trên cây dây leo ban công
Cây hoa leo ban công khi có các triệu chứng như: lá nhỏ, ngọn và lá non xoăn lại, cây thấp bé thì có thể cây đã bị nhiễm bệnh do vi khuẩn gây ra.
Bệnh tuyến trùng trên cây hoa leo
Biểu hiện và tác hại:
Tuyến trùng có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể nhìn rõ dưới kính hiển vi, con cái trưởng thành có dạng hình quả lê, con đực dạng hình giun. Tuyến trùng tấn công trực tiếp vào bộ rễ của cây trồng, cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây. Chúng không gây chết cây ngay nhưng làm cây hoa không thể phát triển bình thường, còi cọc.
Hơn nữa, khi tấn công rễ tuyến trùng tạo ra vết thương khác nhau, gián tiếp giúp cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập gây hại cho cây. Ngoài rễ, tuyến trùng còn ký sinh trên lá, làm lá bị xoăn khô héo. Ký sinh trên mầm hoa làm cho mầm hoa bị khô, khô thể phát triển thành nụ.
Cách chữa trị
Đối với các loại hoa leo ban công không thể sử dụng các loại thuốc hóa học sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống vì thế có thể dùng các loại chế phẩm sinh học chuyên trị tuyến trùng: Chitosan – một loại vắc-xin thực vật, giúp tăng khả năng đề kháng của cây trồng đối với các loại vi sinh vật gây bệnh hại: nấm, vi khuẩn, tuyến trùng,..
Bệnh do sâu bọ hại thường gặp trên cây dây leo ban công
Bệnh do rệp trên cây hoa leo
Đối với các loại trồng thì bệnh do rệp rất đáng ngại, đặc biệt là các loại cây hoa leo ban công. Không giống với tuyến trùng hay nấm gây bệnh, rệp hút trực tiếp chất dinh dưỡng của cây, khi phát triển với số lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Rệp cũng có thể mang virus bệnh từ các cây khác, lại sinh trưởng rất nhanh, nếu không kịp thời diệt trừ có thể gây chết cây.
Khi quan sát có rệp xuất hiện trên cây, bạn cần nhanh chóng bắt giết hoặc cắt bỏ cành cây đi. Nếu rệp quá nhiều, xuất hiện với mật độ cao có thể dùng khăn sạch nhúng cồn lau, hoặc nước pha xà phòng phun lên.
Bệnh do sâu hại trên cây hoa leo
Sâu hại ăn lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân,… là một trong những bệnh thường thấy khi trồng cây hoa leo ban công. Chúng thường ẩn nấp ở dưới mặt lá và những chỗ khuất nên khó phát hiện. Sâu hại thường tấn công các cây yếu, làm cây suy còi, khô, gãy và chết. Cần tạo không gian thông thoáng, thường xuyên kiểm tra bắt sâu, di chuyển cây tới những khu vực có nhiều nắng, đồng thời phun thuốc cho cây định kỳ để phòng trừ sâu bệnh.
Bệnh do bọ trĩ trên cây hoa leo
Bọ trĩ là loài có kích thước nhỏ bé, lại thường núp ở dưới mặt lá, gốc cây nên khó phát hiện bằng mắt thường. Chúng hút nhựa cây, mật hoa làm cây bị mất sức.
Dấu hiệu của bệnh bọ trĩ là lá non bị biến dạng xoắn lại, sức sống cây kém. Khi bị nặng chồi non nhú ra lập tức bị cháy đen, đầu hoa teo tóp lại, hoa nở biến dị, teo nhỏ, kích thước bằng 1/5 hoặc 1/10 hoa bình thường. Mặt dưới lá trưởng thành xuất hiện quầng đen loang lổ màu nâu đồng. Lá vàng, rụng nhiều lá, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, cây kiệt sức dần và chết.
Bọ trĩ phát triển thuận lợi trong ở điều kiện thời tiết nắng nóng, cây dày, nhiều tàn dư thực vật. Vì thế, để phòng ngừa bọ trĩ cần rửa lá thường xuyên, tưới đủ nước cho cây trồng, cắt tỉa dọn dẹp các lá hư thối, mật độ trồng cây vừa phải, phun thuốc phòng ngừa bọ trĩ.
Như vậy, để cây hoa leo ban công sinh trưởng và phát triển tốt nhất cần chăm sóc và có các biện pháp phòng trừ bệnh đúng cách.
- Thường xuyên kiểm tra cây trồng để sớm phát hiện bệnh và phòng, trừ.
- Chọn mua những cây khỏe mạnh, không có dấu hiệu hoặc mang mầm bệnh.
- Trồng cây ở ban công với mật độ vừa phải, không nên trồng quá dày ảnh hưởng đến sinh trưởng và dễ lây lan bệnh.
- Tưới đủ nước, bón phân đủ lượng.
- Khi phát hiện bệnh cần loại bỏ mầm bệnh ngay và xử dụng thuốc, chế phẩm sinh học trừ bệnh.
Trên đây là một số bệnh hại cây hoa leo ban công thường gặp và một số giải pháp phòng trừ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc vườn cây nhà mình. Để mua cây khỏe và tư vấn trồng cây nhanh nhất hãy liên hệ chúng tôi nhé!