Terrarium chắc không còn quá xa lạ đối với dân chơi cây hoa nghệ thuật, tuy nhiên chúng còn quá mới mẻ đối với nhiều người. Trong bài viết dưới đây, Cây Cảnh Hà Nội sẽ giúp bạn hiểu hơn về Terrarium là gì? Cách trồng và chăm sóc chúng đồng thời sẽ trả lời cho câu hỏi Terrarium sống được bao lâu.
Có thể bạn quan tâm đến sản phẩm: Tiểu Cảnh Terrarium
1. Tìm hiểu về terrarium
Terrarium hay còn gọi là Wardian case, wardians terrarium, terarium, bồn cảnh thủy tinh, cây trồng trong lọ thủy tinh, hồ bán cạn, trồng cây trong lọ thủy tinh … là một thuật ngữ dùng để chỉ một hệ sinh thái thu nhỏ mô phỏng môi trường sống tự nhiên. Hệ sinh thái này bao gồm sỏi, đất, cây trồng…. tất cả đều được bố trí trong một chiếc lọ, chai hoặc bình thủy tinh với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. Thông qua lớp thủy tinh trong suốt, chúng ta có thể nhìn thấy và quan sát hệ sinh thái đang ở bên trong.
Thuật ngữ Terrarium xuất phát từ “terra” trong tiếng Latin nghĩa là đất sỏi và hậu tố ‘-arium’ là để nói về một khu vực hoặc thùng chứa có không gian giới hạn.
2. Phân loại Terrarium
Terrarium có thể được phân ra hai loại là kín hoặc mở dựa trên mức độ biệt lập so với môi trường bên ngoài.
Terrarium kín (Closed Terrarium)
- Terrarium hệ kín là các loài thực vật được trồng trong hệ không gian khép kín, quá trình tuần hoàn của nước bên trong diễn ra liên tục nên độ ẩm rất cao và luôn được duy trì.
- Hơi ẩm xuất hiện từ đất và cây cối, sau khi bay hơi, hơi ẩm sẽ ngưng tụ tại thành bình hoặc nắp bình thủy tinh, sau đó nhỏ giọt và thấm ngược xuống đất ở phía dưới, chu kỳ này sẽ lặp đi lặp lại và tạo ra môi trường khép kín lý tưởng cho việc trồng cây khi được cung cấp nước liên tục mà không lo cây bị khô.
Tuy nhiên, khi không thấy lớp sương đọng trên thành bình thỉnh thoảng nên mở nắp bình để kiểm tra độ ẩm bên trong khi không thấy lớp sương mờ đọng trên thành và đồng thời cũng để không khí lọt vào giúp cây trao đổi chất. nên chú ý không để độ ẩm vượt quá mức vì có thể gây ra nấm mốc.
Terrarium hở (Open Terrarium)
Terrarium hở thì phổ biến hơn, thích hợp với những ai mới làm quen với môn nghệ thuật này. Dạng hở thuận lợi hơn cho cây trao đổi chất với không khí bên ngoài, thông thoáng hơn, hạn chế được vấn đề nấm mốc.
Tuy nhiên hồ bán cạn dạng này không thể giữ ẩm liên tục vì hơi nước bốc lên sẽ thoát hết ra bên ngoài nên cần phải tưới nước hoặc xịt phun sương thường xuyên, tránh để cây và rêu khô héo.
Cấu tạo hệ sinh thái terrarium
Một Terrarium sẽ được tạo từ bốn lớp cơ bản, bao gồm lớp đáy, lớp giữa, lớp giá thể và hệ thực vật bên trên cùng. Những vật liệu để làm nên bốn lớp này được lựa chọn tùy theo nhu cầu, sở thích riêng của từng người.
Lớp đáy: Chậu trồng Terrarium không có lỗ thoát nước như các loại chậu trồng cây cảnh, nên cần lót một lớp dưới đáy để thoát nước và giữ cho nước không đọng lại trên lớp giá thể trồng làm bí rễ, lớp phía dưới cùng có thể là sỏi, than,… nhưng thường thì sỏi hay được sử dụng, vì sỏi rất thông thoáng, phổ biến và dễ tìm.
Lớp giữa: Đối với lớp giữa người ta có thể sử dụng lưới, dớn hoặc than hoạt tính… nhằm ngăn cách lớp giá thể ở phía trên và lớp đáy để lọc cặn bẫn khi tưới nước và đồng thời cũng để ngăn không cho giá thể chạm trực tiếp vào nước đang được chứa ở dưới đáy.
Lớp giá thể: Lớp giá thể hay còn gọi là chất trồng, có thể sử dụng nhiều loại giá thể khác nhau như đất, rêu than bùn, đá hoặc xơ mùn dừa,…. để trồng và nuôi dưỡng hệ thực vật bên trên. Tùy thuộc vào loại cây bạn muốn trồng để chọn giá thể phù hợp nhưng ưu tiên các giả thể thông thoáng và tơi xốp, giúp rễ cây thoáng, không bị thối rễ hoặc úng, và cũng hạn chế được nấm mốc, vi khuẩn.
Hệ thực vật: Thường là rêu và cây, các loại rêu rất đẹp và dễ trồng như rêu Java, rêu Flame, rêu Pelia,… nên dễ lựa chọn. Nhưng với các loài cây thì khó hơn tí vì không tuân theo bất kì nguyên tắc nào. Sau đây Cây Cảnh Hà Nội sẽ gợi ý để bạn đưa ra quyết định chính xác nhất.
- Chọn cây có tốc độ phát triển chậm: Nếu muốn trồng nhiều loại cây khác nhau thì hãy lưu ý về kích thước của lá cây. Nếu kích thước lá quá chênh lệch nhau thì những cây có lá lớn sẽ cản bớt ánh sáng của những cây nhỏ hơn và lâu dần chúng sẽ trở nên èo uột vì thiếu sáng.
- Chọn cây cho Terrarium kín: Nếu chọn những loại cây ưa ẩm như: Dương xỉ, Fittonia (lá may mắn), Trầu Bà,.. chúng khi nuôi dưỡng trong bình kín thì cây sẽ được cấp ẩm tốt hơn và cũng đỡ mất thời gian tưới nhiều lần, vì trong môi trường kín độ ẩm rất cao và tăng rất nhanh.
- Chọn cây cho Terrarium hở: Nên mọng nước thích nghi với khí hậu khô như: Xương Rồng, Sen đá… trồng trong bình Terrarium hở để đáp ứng đủ độ thông thoáng cho cây.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 16+ loại RÊU BÁN CẠN thích hợp trang trí tiểu cảnh terrarium dễ trồng và cách chăm sóc
Các mẫu Terrarium đẹp phổ biến nhất
Aquaterrarium: Bao gồm một phần dưới nước và một phần trên cạn. Có nhiều hình thức chuyển tiếp của Aquaterrarium như Mos Paludarium (hồ bán cạn), Riparium (mô phỏng theo một đoạn bờ sông), Rivarium (mô phỏng theo một đoạn sông suối với sỏi đất).
Forestterrarium: Mô phòng sinh cảnh rừng, là dạng chuyển tiếp giữa một terrarium khô và terrarium rừng mưa nhiệt đới.
Rainforestterrarium: Mô phỏng môi trường sống của động thực vật rừng mưa nhiệt đới.
Dryterrarium: Dùng để chi các dạng terrarium nóng và khô, chúng được mô phỏng thành các phân loại nhỏ hơn như Desertterrarium (mô phỏng sa mạc). Steppeterrarium (mô phỏng thảo nguyên khô), Savannaterrarium (mô phỏng sinh cảnh trảng cỏ) và Rockterrarium (mô phỏng cảnh quan bãi đá).
Cách làm và cách chăm sóc terrarium
Chuẩn bị nguyên liệu làm terrarium
- Chậu trồng cây: có nhiều hình dạng khác nhau như chậu đa giác hay chậu trụ tròn, chậu tròn,… dựa vào loại Terrarium mà lựa chọn chậu nắp kín hay mở.
- Bộ dụng cụ trồng cây mini: nhíp, xẻng trồng cây mini, kéo, muỗn, cọ, bình xịt nước.
- Sỏi, cát màu trang trí: sỏi lót ở đáy chậu có công dụng khá quan trọng, sỏi to đặt trước sau là các loại sỏi nhỏ trải tiếp theo giúp tạo khít lại các khoảng trống, các khe hở làm tràn đát. Sỏi màu hoặc cát màu cần chuẩn bị để trang trí bề mặt khi hoàn thiện.
- Than hoạt tính: có tác dụng lọc các tạp chất, các chất gây ổ nhiễm trong đất nước; giúp làm sạch khuẩn các loại bỏ các vi sinh vật có hại, rất quan trọng và cần thiết cho terrarium trong thời gian dài 1- 3 năm.
- Phân nền: Tùy thuộc vào loại terrarium mà chọn loại phân phù hợp. Với các mẫu nắp kín thì ít dùng đến phân nền, các mẫu mở nắp do trồng nhiều loại cây có thể phát triển mạnh về thời gian, nên cần lót lượng phân nền cho phù hợp kích thước lọ và lượng cây trồng. Có thể sử dụng các loại phân như: phân hữu cơ, phân hạt chậm tan, phân trùng quế,.. chỉ dùng lượng phân vừa phải tránh ngộ độc cho lọ terrarium.
- Lớp giữ ẩm và lọc: có tác dụng loại bỏ cặn, đất từ trên lâu ngày khi tưới nước gây mất thẩm mỹ cho terrarium đồng thời cũng giữ ẩm tốt cho lọ, có thể dùng các vật liệu như: bột sơ dừa, dớn, mùn cưa.
- Đất trồng cây: Nên chọn đất thịt ít pha trộn hoặc đất có nhiều mùn gỗ mục càng tốt, không nên dùng các loại đất tro trấu để trồng.
- Cây trồng các loại cần thiết: cây thường dùng thích hợp trồng terrarium như: rêu các loại, fittonia (cẩm nhung, lá may mắn), dương xỉ, vạn niên tùng, trầu bà mini, đinh lăng, tùng đất, tiểu trâm, lộc nhung, móng rồng, sen đá, xương rồng,..
- Phụ kiện trang trí: có thể mua ở các cửa hàng terrarium hoặc các cửa hàng cây cảnh có kinh doanh terrarium.
Lưu ý: Nếu trồng terarium hệ kín nên chọn những loại cây thích nghI được độ ẩm cao như: dương xỉ, rêu, dứa màu nam mỹ, uyển bá, trường sinh thảo,… Terarium hệ này không thích hợp cho trồng các loại sen đá và xương rồng, móng rồng.
Hướng dẫn làm terrarium
- Bước 1: Cho một lớp sỏi vào dưới đáy bình thủy tinh, tùy theo đường kính của bình mà ta cho lớp sỏi dầy hay mỏng. Cho sỏi to vào trước, sỏi nhỏ vào sau, lớp sỏi này có tác dụng chống úng cho cây, vì bình thủy tinh không có lỗ thoát nước như các chậu trồng cây khác.
- Bước 2: Dùng tấm lưới lọc trải đều trên mặt sỏi đảm bảo mỏng nhưng kín để tạo lớp lọc tốt nhất, đồng thời cũng giữ ẩm được cho hồ bán cạn.
- Bước 3: Cho than hoạt tính vào.
- Bước 4: Rải ít phân nền hoặc phủ một lớp mùn để vừa giữ ẩm đất vừa cun cấp thêm dinh fuowng cho cây phát triển trong thời gian dài, chỉ thêm một lượng ít để cây phát triển ổn định, tránh lạm dụng phân làm hỏng các chậu tiểu cảnh.
- Bước 5: Tiếp tục cho đất trồng vào, và muốn chậu terrarium thêm đẹp hơn có thể phủ lớp sỏi nhỏ bên ngoài để tạo tính thẩm mỹ.
- Bước 6: Cho cây trồng vào, bố trí theo sở thích, gắn thêm đá, gỗ lũa trang trí thêm sinh động.
- Bước 7: Trang trí cho tiểu cảnh: có thể dùng sỏi, cát màu rải lên bề trang trí hoặc có thể sử dụng rêu phủ bề mặt để tạo cảm giác sống động hơn.
- Bước 8: Tưới nước cho chậu Terarium vừa làm xong, đồng thời về sinh sạch sẽ mặt thủy tinh.
Cách chăm sóc bể terrarium
Terrarium là một hệ sinh thái thu nnhỏ, nên nó cần có sự cân bằng giữa các yếu tố tư ánh sáfng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, dinh dưỡng… Nếu một trong những yếu tố này bị thiếu hoặc quá mức thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu, các cây cảnh trong terrarium đôi khi sẽ chết. Vì vâỵ khi chăm sóc cần số yếu tố quan trọng sau:
- Ánh sáng: Terrarium cần có ánh sáng để quang hợp và sinh trưởng, tuy nhiên, neên tránh để terrarium dưới ánh nắng trực tiếp sẽ dễ làm nóng bình kín và gây cháy cây. Nên để chậu terrarium ở nơi có ánh sáng tự nhiên mờ hoặc ánh sáng nhân tạo mềm, khoảng 6-8 giờ mỗi ngày.
- Độ ẩm: Terrarium cần có độ ẩm phù hợp không quá khô cũng không quá ẩm. Nếu quá khô cây sẽ dễ bị héo và chết, còn quá ẩm cây sẽ bị nấm mốc và thối rữa. Vì vậy nên kiểm tra độ ẩm thường xuyên. Nhìn vào chậu nếu thấy có sương mù bám trên bình kính, có nghĩa là Terrarium quá ẩm lúc s nên mở nắp chậu. Nếu thấy kính khô ráo thì ên tưới nước cho nhưng không quá nhiều, chỉ đủ để ẩm ướt đất.
- Nhiệt độ: Terrarium cần có nhiệt độ ổn định, không quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ lý tưởng cho Terrarium là từ 18-25 độ C. Tránh đặt chúng ở nơi có nhiệt độ biến động nhiều, như gần máy lạnh, máy sưởi, lò sưởi, bếp… và nên tránh để ở nơi có gió mạnh sẽ làm mất độ ẩm.
- Phân bón: Terrarium cần có dinh dưỡng để cây cảnh phát triển và khỏe mạnh, nên chọn đất trồng phù hợp với loại cây cảnh đang trồng. Nên bổ sung phân bón định kì cho Terrarium, nhưng không quá nhiều, chỉ đủ để cung cấp cho cây cảnh những chất dinh dưỡng cần thiết.
Terrarium sống được bao lâu?
Nghệ thuật trồng cây xanh trong bình thủy tinh terrarium là cách mô phỏng tự nhiên một cách độc đáo, có thể làm quà tặng hoặc trang trí cho không gian sống và làm việc. Terrarium có thể sống rất lâu, thậm chí là vĩnh viễn, nếu được chăm sóc đúng cách.
Để sở hữu tiểu cảnh terarium đẹp chỉ cần bạn lưu ý những yếu tố ảnh hưởng đến chúng cũng như nắm rõ các bước làm chúng mà Cây Cảnh Hà Nội đã hướng dẫn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm về Terrarium. Chúc bạn thành công với Terrarium tự tay mình thực hiện nhé.