Ý nghĩa xương rồng và cách chăm sóc loài cây này

Ngày nay, người ta sử dụng rộng rãi cây xương rồng để làm cảnh. Vì những ý nghĩa xương rồng mang lại, mà người ta khá chuộng. Nhưng ít ai biết tường tận những ý nghĩa này một cách rõ ràng. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách chăm sóc loài cây này nhé!

1. Đặc điểm về loài xương rồng

Xương rồng có nguồn gốc hoang dại, thường mọc tại các vùng đất sa mạc, sỏi đá. Để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của khí hậu, cây cũng có đặc điểm rất đặc biệt. Thân cây mọng nước. Lá phát triển thành gai, để giảm sự thoát hơi nước và tích nước tối đa giúp cây tồn tại.

cây xương rồng
Cây xương rồng

Theo ước tính của các chuyên gia, trên thế giới có khoảng 1500 đến 1800 loại. Loài cây này rất ít khi ra hoa, nhưng khi ra hoa, nó rất đẹp.

Mỗi loại xương rồng khác nhau sẽ có hình thái và hoa khác nhau. Một số màu sắc của xương rồng thường gặp như như đỏ, tím, vàng, trắng, xanh,…

cay-xuong-rong-de-ban
Cây xương rồng để bàn

Ngày nay, người ta cũng chọn cây xương rồng để làm cảnh, trang trí không gian. Một số loài xương rồng được ưa chuộng như xương rồng tuyết, xương rồng bánh sinh nhật, xương rồng núi, xương rồng tai thỏ, xương rồng bóng vàng, xương rồng Thần Long, xương rồng Kim Hổ, xương rồng trứng chim,…

Gọi ngay để có giá tốt nhất : 0966.623.933 hoặc 0915.885.558

2. Ý nghĩa của xương rồng

Cây xương rồng sinh trưởng và phát triển dưới điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Cũng bởi vậy, nó tượng trưng cho sức sống mãnh liệt. Hơn nữa là sự kiên cường, ý chí mạnh mẽ, không chịu khuất phục.

cây xương rồng
Cây xương rồng mang nhiều ý nghĩa

Về mặt phong thủy, xương rồng hợp nhất với người tuổi Thìn. Nó giúp con giáp này hóa giải sát khí, hạn chế những điều không may mắn trong cuộc sống. Hơn nữa là sự tích tụ may mắn, ý chí vươn lên trong công việc và cuộc sống. Mặc dù xương rồng thích hợp với nhiều con giáp, nhưng người tuổi Thìn sẽ kích hoạt nhiều tài vận nhất.

Như đã giới thiệu ở trên, xương rồng rất hiếm khi ra hoa. Nhưng lúc cây nở hoa, cũng chính là lúc những điềm lành sắp đến với bạn.

Ngoài ra, trong tình yêu, loài xương rồng là biểu tượng của tình yêu chung thủy, rực lửa. Là tiếng nói của tình yêu thầm kín chưa dám thổ lộ.

Chú ý, theo quan niệm xưa, không nên đặt cây xương rồng trong phòng tân hôn. Nó sẽ khiến cho vợ chồng thiếu tính nhẫn nhịn, vị tha cho nhau. Từ đó, gây tổn thương đến tình cảm vợ chồng son.

3. Cách chăm sóc xương rồng

xương rồng sen đá
Chăm sóc cây xương rồng không khó

  • Đất và chậu trồng: nên sử dụng đất tơi xốp, dễ thoát nước. Vì xương rồng có khả năng tích trữ nước, nên nếu đất giữ nước lâu sẽ làm cho cây nhanh úng. Ngoài ra, nên chọn những chậu cây có lỗ thoát nước.
  • Nước: mặc dù xương rồng có thể sống trong điều kiện khô hạn, thế nhưng, không phải là không tưới nước cho cây. Để xương rồng có thể phát triển bình thường, bạn nên tưới nước cho cây. Điều này không những giúp cây tăng sức đề kháng mà còn giảm sâu bệnh đáng kể.Tuy nhiên, nên tưới vừa đủ tầm 1-2 lần 1 tuần. Lúc trời lạnh hoặc mưa thì không cần tưới.
  • Ánh sáng:  Xương rồng rất ưa sáng. Nhiệt độ phát triển bình thường của nó là từ 15-28 độ C. Vì vậy, nên đặt cây tại những nơi có ánh sáng mạnh, thường xuyên. Không nên thường xuyên để trong nhà hoặc những nơi khuất sáng.

Hãy gọi hotline để được hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc cây 0981.525.055 hoặc 0918396699

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *