Cây tùng thơm là loại cây cảnh để bàn có kích thước nhỏ nhắn dễ thương. Cây mang vẻ đẹp sang trọng với màu sắc lá bắt mắt, trẻ trung cùng hương thơm vô cùng diệu dàng và quyến rũ giúp tinh thần thư thái, dễ chịu hơn nữa còn có khả năng xua đuổi nhiều loại công trùng như: ruồi, muỗi…
Nhiều người cũng rất phân vân cây tùng thơm có trồng trong nhà được không? hay có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Cây tùng thơm de phòng ngủ được không? Loài cây này còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và lại có tuổi thọ cao nên nhận được sự yêu thích của mọi người thường được lựa chọn để trang trí không gian sống và làm việc.
Giới thiệu về cây tùng thơm
Tùng thơm còn được biết đến bằng một số tên gọi khác như: cây tùng chanh, cây tùng hương, cây tùng lá thơm… bởi chúng có mùi thơm vô cùng dễ chịu. Loài cây này có tên khoa học là Cupressus macrocarpa. Cây tùng thơm tiếng anh là gì? Loài cây này có tên tiếng anh: Goldcrest tree thuộc họ Hoàng Đàn (Họ Tùng).
Tùng chanh có nguồn gốc xuất xứ nằm ở khu vực phía nam Châu Mỹ, sau đó được nhân giống ở nhiều nơi. Tại Việt Nam hậu như loài cây này được trồng trong chậu nhỏ và được đặt trong nhà, bàn làm việc. Ngoài ra, cây tùng thơm còn có thể trồng ngoài sân vườn tại những nơi có ánh sáng nhẹ.
Hình ảnh cây tùng thơm đẹp
Đặc điểm cây tùng thơm
- Tùng chanh tuy thuộc họ tùng nhưng mang mùi hương rất dễ chịu, đây là loại cây thân gỗ có kích thước nhỏ. Vậy, cây tùng thơm cao bao nhiêu? Loài cây này có chiều cao trung trung bình chỉ khoảng từ 30-100cm.
- Rễ tùng hương thuộc dạng chùm, mọc ngang, bám vào đất và lớn mạnh ra nhiều rễ con nhờ khả năng hút nước tốt để chống chọi trong mùa hạn hán.
- Lá thuộc dạng lá kim, với màu sắc chủ đạo là màu vàng xanh tươi tắn. Lá cây mọc um tùm rất độc đáo tạo nên như những đám mây vậy rất bắt mắt. Hơn nữa lá cây có chưa tinh dầu với hương chanh đặt trưng.
Tìm hiểu chi tiết hơn về cây tùng chanh thông qua sản phẩm: CÂY TÙNG THƠM
Cây tùng thơm có ý nghĩa gì?
Theo phong thủy, tùng chanh là loại cây có khả năng mang đến may mắn và tài vận cho gia chủ. Đặc biệt là cây có thể đem đến sự thuận lợi và phát triển nhanh chóng trên con đường sự nghiệp giúp chủ nhân luôn vững vàng chinh phục ước mơ.
Hơn nữa loài cây này còn có thể giúp xua đuổi điềm xấu, trừ tà ma đem tới sự bình an cho gia chủ và những người thân trong gia đình.
Cây tùng thơm hợp mệnh gì? Cây tùng thơm hợp với tuổi nào?
Theo ngũ hành tương sinh, tương khắc thì cây tùng chanh có hình dạng lá nhọn nên cực kì phù hợp với người mệnh Kim và có tuổi Thân. Những người này khi làm ăn sẽ được thuận lợi, may mắn và thành công hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Cây tùng thơm hợp mệnh mộc không? Vì lá tùng có màu xanh non nên cây tùng cũng thuộc hành mộc nên cũng rất phù hợp với người mệnh mộc. Cây sẽ mang lại may mắn, thuận lợi cho người mệnh Mộc.
Công dụng cây tùng thơm
Tùng chanh là loài cây ngoài mang đến những điều tốt đẹp trong phong thủy còn mang đến nhiều công dụng trong cuộc sống con người phải kể đến như:
- Tùng chanh trồng trang trí sân vườn: với ngoại hình cuốn hút, nhỏ nhắn cây thường được trồng ở trước sân để tạo không gian xanh thơm mát.
- Tùng chanh trồng chậu trang trí nội thất nhà ở, nơi làm việc, nhà hàng, khách sạn…: cây thường trồng trong chậu nhỏ đặt trong không gian sống hoặc nơi làm việc tạo cảm giác thoải mái, đẹp mắt. Vậy cây tùng thơm có độc không? Tùng chanh được biết đến
- Giúp xua đuổi côn trùng, giúp tinh thần thỏa mái: với mùi hương đặc trưng của cây như mùi chanh giúp tinh thần chúng ta thêm thoải mái, ngoài ra còn có tác dụng đuổi côn trùng bởi mùi hương của nó làm cho côn trùng không dám đến gần.
- Trang trí làm quà tặng trong các dịp lễ tết: Cây được nhiều người yêu thích bởi công dụng và ý nghĩa chúng mang đến, nên cũng thường được lựa chọn để trang trí lễ Tết hoặc làm quà tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác…. Trong những dịp đặc biệt chẳng hạn như giáng sinh thì cây sơn tùng và cây tùng thơm là 2 loại cây được yêu thích nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm: Cây Tùng Thơm – Món quà mừng giáng sinh ý nghĩa
Cách trồng và chăm sóc cây tùng thơm
Để sở hữu được một cây tùng chanh đẹp và phát triển khỏe mạnh, thì trong quá trình trồng và chăm sóc cây bạn cần quan tâm đến một số yêu tố sinh trưởng của cây. Từ đó có cách trồng và chăm sóc cây tùng chanh phù hợp nhất. Dưới đây là những yếu tố cơ bản nhất để trồng và chăm sóc cây tùng thơm.
Cách trồng cây Tùng Thơm
Tùng Thơm thích hợp trồng ngoài vườn hoặc trong nhà, chính vì vậy tùy thuộc vào sở thích của mỗi người chơi mà trồng cây ở những nơi phù hợp. Cây thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành hay giâm cành, vì 2 cách nhân giống này đều ổn, giúp cây phát triển nhanh và tốt. Tuy nhiên cách giâm cành cây tùng thơm thường được ứng dụng hơn.
Chọn chậu trồng cây tùng chanh
- Đối với cây tùng hương có kích thước từ 20-50cm thường trồng vào các chậu để bàn. Vì vậy nên chọn những chậu nhỏ hoặc vừa phù hợp với bầu của cây. Ngoài ra, nếu trồng trang trí hoặc làm quà tặng trong các dịp lễ hội nên decor thêm ngoài vải bố, giấy kraft làm vỏ bọc rất đẹp.
- Đối với cây tùng hương có kích thước từ 60cm trở lên có thể sử dụng các chậu để sàn trồng tạo điểm nhấn, có thể cân nhắc lựa chọn các dòng chậu như: chậu đá mài, chậu sứ, chậu gỗ, chậu composite…. Lưu ý chậu phải có lỗ thoát nước ở đấy chậu.
Đất trồng cây Tùng Thơm
Nên chọn những loại đất có đủ dinh dưỡng và đảm bảo độ tơi xốp, giữ ẩm tốt. Có thể trộn thêm cát, xơ dừa, trấu tươi, perlite sẽ giúp cây phát triển tốt và khả năng thoát nước tốt. Hoặc trồng hoàn toàn bằng giá thể xơ dừa và xơ dừa cục. Luôn bảo đảm cho cây không bị ngập úng dễ gây bệnh thối thân. Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm đất hữu hữu đã phối trộn sẵn chuyên dùng cho các loại cây trong nhà.
Tiến hành trồng
Cho đất trồng vào 1/3 chậu, lấy cây con hoặc cây giống đã mua cho chậu. Tiếp theo bổ sung thêm đất đến mép chậu. Sau đó tưới nước dạng phun sương cho cây và tưới đều giữ ẩm cho cây.
Lưu ý về vị trí đặt cây
- Tùng thơm là loại cây ở vùng lạnh, nên khi cây còn nhỏ không nên để ngoài ánh nắng trực tiếp, nơi có nhiệt độ cao dễ khiến cây bị cháy lá, héo dần và chết. Nên đặt chậu cây ở những nơi thoáng mát có nhiệt độ vừa phải để cây dễ phát triển.
- Sau khoảng thời gian 3-4 tuần thì rễ cây đã sinh trưởng mạnh nên việc chăm sóc không cần tốn quá nhiều thời gian nữa, thỉnh thoảng bạn cắt tỉa lá hư và tưới nước cho cây.
Cách chăm sóc cây tùng thơm
Tùy vào giai đoạn phát triển và kích thước của cây mà chúng ta có cách chăm sóc cây cho phù hợp. Vì Tùng thơm thuộc loại cây thân gỗ nên chăm sóc tùng thơm cũng tốn ít thời gian và công sức. Trong quá trình chăm sóc cây, bạn chú ý đến một số yếu tố dưới đây nhé!
Ánh sáng
Cây tùng thơm có ưa nắng không? Cây tùng thơm có thể chịu bóng nên bạn có thể trồng trong nhà, tuy nhiên nên mang chúng ra ngoài ánh sáng mặt trời khoảng 2 – 3h/ngày/lần nhé. Bạn nên mang chúng từ 6-8 giờ sáng. Đây là lúc ánh sáng lý tưởng nhất không quá gay gắt. Nếu đặt chậu ở ngoài trời thì nên đặt dưới bóng cây to, tránh nắng gắt mùa hè.
Nhiệt độ
Tùng thơm ưa mát, chịu nóng kém hơn lạnh. Vì vậy, trồng và chăm sóc trong môi trường máy lạnh sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Khoảng nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển của cây là từ 25-28 độ C. Nếu trồng trong điều kiện thời tiết quá nóng thì lá Tùng rất dễ bị úa và thối.
Độ ẩm
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cách chăm sóc cây tùng thơm chính là độ ẩm. Như đã chia sẻ ở trên, vì cây chịu lạnh tốt hơn chị nóng nên cây cũng ưa ẩm, chịu hạn tốt, nhưng chịu úng kém.
Đất trồng
Tùng thơm chịu úng kém nên cần sử dụng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, thoát nước tốt. Nên trộn thêm xỉ than hoặc sỏi nhẹ vào đất để đất thoáng khí, thoát nước. Đáy chậu có mảnh sành hoặc vải địa tránh bít lỗ thoát nước. Khi trồng cần bón lót bằng phân hữu cơ hoặc phân trùn quế để tăng sự thông thoáng cho đất.
Nước tưới
Tùng thơm là loại háo nước nên cần phải tưới nước hàng ngày, tưới đều nước lên thân và lá cây, không nên tưới quá nhiều, có thể sử dụng bình phun, mùa hè phun 2 lần, mùa đông 1 lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, tăng cường quá trình quang hợp của cây.
Cây tùng thơm thân gỗ, lá kim, trồng trong nhà thì nhu cầu nước ít, nếu tưới nhiều quá khiến cây bị úng, thối rễ, hư lá. Còn nếu thiếu nước cây tùng thơm bị rũ lá. Tùy vào điều kiện thời tiết, chỉ cần chú ý khi đất trên mặt chậu se khô thì tưới là được. Có thể phun nước vào lá cây tăng cường độ ẩm và làm sạch lá, tăng cường quang hợp.
Phân bón
Khi mới trồng có thể hòa phân NPK tưới vào gốc với nồng độ loãng trong tháng đầu tiên để cây phục hồi. Chú ý đến việc bón phân NPK cho cây từ 3-4 tháng/1 lần sẽ giúp cây nhanh phát triển và cho lá xanh mướt một màu.
Phòng trừ sâu bệnh
Tùng chanh rất ít sâu bệnh, do cây có mùi hương ngào ngạt giúp xua đuổi côn trùng. Chỉ cần chú ý lá nào bị hỏng thì cắt tỉa đi để giúp cây ra lá mới phát triển xum xuê hơn.
Một số lưu ý trong cách chăm sóc cây tùng thơm
Tuy tùng chanh là loại cây ít sâu bệnh tấn công, tuy nhiên loài cây này cũng hay bị một vấn đề như:
- Cây bị bệnh phấn trắng: hãy tách cây ra khỏi các cây cảnh khác, và lau chùi nó ngay.
- Cây tùng thơm bị khô lá hoặc héo lá, là do đất trồng khô không có tưới nước. Cách chăm sóc cây tùng thơm bị héo? Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 thâu nước và đặt chậu cây trong vòng 30 phút là được. Sau đó lấy ra và tưới phun sương.
- Cây bị héo ngọn, vàng cành là do tưới nhiều nước. Bạn nên ngừng việc tưới nước và thay giá thể mới. Đồng thời cắt tỉa bỏ phần nào bị hư trên cành, lá.
Kết luận
Cây tùng thơm là loại cây dễ trồng và cũng không qua khó để chăm sóc, chỉ cần đảm bảo tốt các điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây. Hi vọng với những chia sẻ của Cây Cảnh Hà Nội về loại cây tùng thơm này sẽ giúp bạn hiểu và có những kiến thức cơ bản nhất để sở hữu những chậu cây tùng chanh khỏe mạnh. Chúc bạn thành công!